Gợi ý
Dựa vào định nghĩa của hình chóp.
Hotline: 1900 633 551
Bài tập
1/10
19':59s
0
Trên tổng số 100
Góp ý - Báo lỗi
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Nhận xét nào sau đây về hình chóp là sai?
Mặt đáy là một đa giác
Mặt bên là các tam giác
Đường cao luôn vuông góc với cạnh đáy
Các cạnh bên đi qua đỉnh của hình chóp
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa của hình chóp.
Đường cao luôn vuông góc với cạnh đáy
Hướng dẫn giải chi tiết
Theo định nghĩa thì hình chóp có:
+ Mặt đáy là một đa giác.
+ Các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này gọi là đỉnh của hình chóp.
+ Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.
Vậy phát biểu sai là: “Đường cao luôn vuông góc với cạnh đáy”
Chọn đáp án đúng nhất
Hình chóp đều có các mặt bên là hình gì?
Tam giác vuông
Tam giác cân
Tam giác đều
Tam giác vuông cân
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hình chóp đều
Tam giác cân
Hướng dẫn giải chi tiết
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp).
Vậy đáp án là tam giác cân
Chọn đáp án đúng nhất
Chọn đáp án đúng nhất
Trong hình chóp tứ giác đều S.ABCD, đáy ABCD là hình gì?
Hình thoi
Hình bình hành
Hình vuông
Hình chữ nhật
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hình chóp đều
Hình vuông
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì S.ABCD là hình chóp tứ giác đều nên đáy là tứ giác ABCD phải là một đa giác đều.
Do đó ABCD là hình vuông.
Chọn đáp án đúng nhất
Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là:
Hình thoi
Hình bình hành
Hình chữ nhật
Hình thang cân
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hình chóp cụt đều
Hình thang cân
Hướng dẫn giải chi tiết
Hình chóp cụt đều là phần hình chóp đều nằm giữa mặt phẳng đáy của hình chóp và mặt phẳng song song với đáy và cắt hình chóp.
Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
Chọn đáp án đúng nhất
Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau
Cho hình chóp cụt đều A′B′C′D′.ABCD. Khi đó:
mp (A′B′C′D′) // mp (ABCD)
A′D′⊥DD′
AA′=CC′
Đáy ABCD là hình vuông
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hình chóp cụt đều
A′D′⊥DD′
Hướng dẫn giải chi tiết
Trong hình vẽ trên ta có:
S.ABCD là một hình chóp đều và mp (A′B′C′D′) song song với đáy.
Khi đó A′B′C′D′.ABCD là một hình chóp cụt đều và A′D′DA là một hình thang cân.
Do đó A′D′ chưa chắc đã vuông góc với DD′
Vậy phát biểu sai là A′D′⊥DD′
Chọn đáp án đúng nhất
Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng:
Tích của chu vi đáy và trung đoạn
Tích của nửa chu vi đáy và chiều cao
Tích của nửa chu vi đáy và trung đoạn
Tích của nửa diện tích đáy và chiều cao
Gợi ý
Dựa vào công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều
Tích của nửa chu vi đáy và trung đoạn
Hướng dẫn giải chi tiết
Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn:
Sxq=p.d (p: nửa chu vi đáy, d: trung đoạn của hình chóp đều)
Điền đáp án đúng
Một hình chóp đều có chu vi đáy bằng 120 cm. Biết diện tích xung quanh của hình chóp bằng 900cm2.
Độ dài trung đoạn của hình chóp đều là (cm)
Gợi ý
Dựa vào công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp đều
Độ dài trung đoạn của hình chóp đều là 15(cm)
Hướng dẫn giải chi tiết
Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn
Sxq=p.d (p: nửa chu vi đáy, d: trung đoạn của hình chóp đều)
Theo bài ra ta có:
Sxq=900(cm2);p=120:2=60(cm)
Do đó độ dài trung đoạn của hình chóp đều là:
d=Sxqp=90060=15(cm)
Vậy đáp án là 15(cm)
Điền đáp án đúng
Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều có chiều cao bằng 9cm và cạnh đáy bằng 5cm.
Thể tích của hình chóp đều là: (cm3)
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp đều
Thể tích của hình chóp đều là: 75(cm3)
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì đáy của hình chóp tứ giác đều là hình vuông nên diện tích đáy của hình chóp tứ giác đều là:
S=52=25(cm2)
Thể tích của hình chóp tứ giác đều là:
V=13.9.25=75(cm3)
Vậy đáp án là 75(cm3)
Chọn đáp án đúng nhất
Một hình chóp và một hình lăng trụ đứng có diện tích đáy bằng nhau. Chiều cao của hình chóp gấp đôi chiều cao của hình lăng trụ.
Tỉ số các thể tích của hình chóp và hình lăng trụ là:
13
23
1
32
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng và hình chóp để tìm tỉ số thể tích của hai hình đó.
23
Hướng dẫn giải chi tiết
Gọi S và h theo thứ tự là diện tích đáy và chiều cao của hình lăng trụ. Khi đó hình chóp có diện tích đáy là S và chiều cao là 2h.
Thể tích hình chóp là: V1=13S.2h=23Sh
Thể tích hình lăng trụ: V2=Sh
Tỉ số các thể tích của hình chóp và hình lăng trụ là: V1V2=23ShSh=23
Vậy đáp án đúng là 23
Điền đáp án đúng
Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt tứ giác đều có các cạnh đáy bằng 10cm và 15cm, chiều cao của mặt bên bằng 12cm.
Diện tích xung quanh của hình chóp cụt tứ giác đều là (cm2)
Gợi ý
Tính diện tích một mặt bên của hình chóp cụt tứ giác đều rồi suy ra diện tích xung quanh
Diện tích xung quanh của hình chóp cụt tứ giác đều là 600cm2
Hướng dẫn giải chi tiết
Mặt bên hình chóp cụt tứ giác đều là hình thang cân nên diện tích một mặt bên bằng:
(10+15).122=150(cm2)
Hình chóp cụt tứ giác đều có 4 mặt bên bằng nhau nên diện tích xung quanh bằng:
150.4=600(cm2)
Vậy đáp án là 600(cm2)