Gợi ý
Xem lại dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Trong các khẳng định sau, hãy chọn khẳng định sai. Một tứ giác nội tiếp được nếu:
Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện
Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng `180^o`
Tứ giác có tổng hai góc bằng `180^o`
Tứ giác có hai đỉnh cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc `alpha`
Gợi ý
Xem lại dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp
Tứ giác có tổng hai góc bằng `180^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Tứ giác có tổng `2` góc đối bằng `180^o` là tứ giác nội tiếp nên khẳng định “Tứ giác có tổng hai góc bằng `180^o`” là sai
Chọn đáp án đúng nhất
Cho nửa đường tròn `(O;R)` đường kính `BC`. Lấy điểm `A` trên tia đối của tia `CB`. Kẻ tiếp tuyến `AF`, `Bx` của nửa đường tròn `(O)` (với `F` là tiếp điểm). Tia `AF` cắt tia `Bx` của nửa đường tròn tại `D`. Khi đó tứ giác `OBDF` là:
Hình thang
Tứ giác nội tiếp
Hình thang cân
Hình bình hành
Gợi ý
Xem lại dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp
Tứ giác nội tiếp
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét nửa `(O)` có `AF` là tiếp tuyến tại `F` nên `hatF=90^o`
`BD` là tiếp tuyến tại `B` nên `hatB=90^o`
Xét tứ giác `OBDF` có `hat F+hatB=90^o + 90^o=180^o` mà hai góc ở vị trí đối diện
`=>` Tứ giác `OBDF` là tứ giác nội tiếp
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC`, các đường cao `BD,CE` của tam giác `ABC` cắt nhau tại `H`. Tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác `ADHE` là gì?
Trung điểm của `DE`
Trung điểm của `AH`
Trung điểm của `BC`
Trung điểm của `AD`
Gợi ý
Xét đường tròn ngoại tiếp hai tam giác vuông `ADH` và `AEH`
Trung điểm của `AH`
Hướng dẫn giải chi tiết
Gọi `O` là trung điểm của `AH`
Xét `△ADH` vuông tại `D`: tâm đường tròn ngoại tiếp `△ADH` là trung điểm `O` của `AH`
`=> A;D;H in (O)`
Xét `△AEH` vuông tại `E`: tâm đường tròn ngoại tiếp `△AEH` là trung điểm `O` của `AH`
`=> A;E;H in (O)`
`=> A;D;H;E in (O)`
Vậy tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác `ADHE` là trung điểm của `AH`
Điền đáp án đúng
Cho hình vẽ sau biết `hat(DCx)=140^o`.
Số đo `hat(ADC)=` độ
Gợi ý
Áp dụng tính chất của tứ giác nội tiếp để tính góc `DAB` và tính chất góc ngoài `△DEA`
`70^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét tứ giác `ABCD` nội tiếp `(O)` có `hat(DCx)=hat(DAB)=140^o`
Xét `△ADE` có `hat(DAB)=hat(EDQ)+hatE` (tính chất góc ngoài của tam giác)
`=> 140^o=hat(EDA)+30^o`
`=> hat(EDA)=110^o`
`=> hat(ADC)=180^o-110^o=70^o` (hai góc kề bù)
Vậy `hat(ADC)=70^o`
Điền đáp án đúng
Cho tam giác `ABC` nội tiếp đường tròn `(O)` đường kính `AB`. Đường thẳng vuông góc với `AO` tại trung điểm `I` của `AO` cắt `AC` tại `M` và cắt tiếp tuyến tại `C` của đường tròn tại `E`. Cho `sđoverset(frown)(AC)=120^o`.
Số đo góc `hat(CEM)=` độ
Gợi ý
Chứng minh tứ giác `OCEI` nội tiếp dựa trên các dấu hiệu nhận biết
`60^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `CE` là tiếp tuyến của `(O)` tại tiếp điểm `C` nên `hat(OCE) =90^o` (tính chất tiếp tuyến)
Xét tứ giác `OCEI` có `hat(OIE)+hat(OCE) = 90^o + 90^o =180^o` mà hai góc đối nhau
`=>` Tứ giác `OCEI` là tứ giác nội tiếp (dấu hiệu nhận biết)
`=> hat(CEM)+hat(COB)=sđoverset(frown)(CB)` (Tính chất góc ở tâm)
Xét `(O)` đường kính `AB` có `sđoverset(frown)(AB)=180^o=sđ overset(frown)(AC)+sđ overset(frown)(CB)`
`=> 180^o =120^o +sđ overset(frown)(CB)=>sđoverset(frown)(CB)=60^o`
Vậy `hat(CEM)=60^o`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tứ giác `ABCD` nội tiếp trong đường tròn `(O),I` là điểm chính giữa cung `AB` (không chứa `C` và `D`). `IC,ID` cắt `AB` tương ứng tại `E` và `F`. `hat(CDI)` bằng góc nào sau đây?
`hat(IEF)`
`hat(BCE)`
`hat(ACF)`
`hat(BIE)`
Gợi ý
Xem lại lý thuyết các góc nội tiếp, góc có đỉnh bên trong đường tròn
`hat(IEF)`
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `I` là điểm chính giữa cung `AB`(không chứa `C` và `D`) nên `sđoverset(frown)(AI)=sđ overset(frown)(BI)`
Xét `(O)` có `hat(CDI)=1/2 . sđ overset(frown)(CI)=1/2. (sđ overset(frown)(CB) +sđ overset(frown)(BI))=1/2(sđ overset(frown)(CB) +sđ overset(frown)(AI))` (góc nội tiếp)
Mặt khác `hat(IEF)=1/2 (sđ overset(frown)(CB)+sđ overset(frown)(AI))` (góc có đỉnh bên trong đường tròn)
Vậy `hat(CDI)=hat(IEF)`
Điền đáp án đúng
Cho hình vẽ dưới đây.
Số đo `hat(ADC)=` độ
Gợi ý
Xét tứ giác nội tiếp `ABCD` có góc `hat(CAD)=hat(CBD`, rồi xét tổng ba góc trong `△ACD`
`80^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Do tứ giác `ABCD` nội tiếp đường tròn tâm `(O)` nên ta có:
`hat(CAD)=hat(CBD)` (cùng chắn cung `CD`)
Do đo ta có `hat(CAD)=40^o`
Tổng ba góc trong một tam giác bằng `180^o` nên:
`hat(CAD)+hat(ACD)+hat(ADC)=180^o`
`=> hat(ADC)=180^o-(hat(CAD)+hat(ACD))`
`=180^o-(60^o + 40^o)`
`=80^o`
Vậy `hat(ADC)=80^o`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` vuông tại `A`. Điểm `E` di động trên cạnh `AB`. Qua `B` vẽ một đường thẳng vuông góc với `CE` tại `D` và cắt tia `CA` tại `H`. Biết `hat(BCA)=30^o`. Số đo `hat(ADH)` là
`30^o`
`150^o`
`60^o`
`90^o`
Gợi ý
Sử dụng các dấu hiệu nhận biết để chứng minh tứ giác `ACBD` là tứ giác nội tiếp sau đó sử dụng tính chất tổng hai góc đối diện bằng `180^o`
`30^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét tứ giác `ACBD` có `hat(BAC)=hat(BDC)=90^o` và cùng nhìn đoạn `BC`
`=>` tứ giác `ACBD` là tứ giác nội tiếp (dấu hiệu nhận biết)
`=> hat(BDA)+hat(BCA)=180^o`
`<=> hat(BDA)=180^o-30^o=150^o`
Có góc `hat(ADH)` và `hat(BDA)` kề bù nên :
`hat(ADH)=180^o-hat(BDA)=` `30^o`
Điền đáp án đúng
Tam giác `ABC` nội tiếp đường tròn `(O;R)` có `AB=8cm,AC=15cm`, đường cao `AH=5cm` (điểm `H` nằm ngoài cạnh `BC`).
Bán kính của đường tròn đã cho là `cm`
Gợi ý
Kẻ đường kính `AD` của `(O)`, dựa vào tính chất tứ giác nội tiếp `ABCD` để chứng minh `△ABHᔕ△ADC` từ đó tính độ dài cạnh `AD=2R`
`12`
Hướng dẫn giải chi tiết
Kẻ đường kính `AD` của `(O)`
`=> hat(ACD)=90^o` (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Ta có: `ABCD` nội tiếp đường tròn
`=> hat(ABH)=hat(ADC)` (góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện)
Xét `△ABH` và `△ADC` có:
`{(hat(AHB)=hat(ACD)=90^o),(hat(ABH)=hat(ADC)):}`
`=> △ABHᔕ△ADC` `(g.g)`
`=> (AB)/(AD)=(AH)/(AC)` (tỉ số đồng dạng)
`=> 8/(2R)=5/15=> R=(8.15)/(2.5)=` `12` `(cm)`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` vuông tại `A`, đường cao `AH`. Trên `AC` lấy điểm `D,BD` cắt `AH` tại `M`. Qua `A` vẽ đường thẳng vuông góc với `BD` tại `N` và cắt `BC` tại `P`. Khi đó, `hat(MNH)`bằng góc nào sau đây?
`hat(MPN)`
`hat(MHN)`
`hat(MAN)`
`hat(HCD)`
Gợi ý
Chứng minh tứ giác `MNPH` nội tiếp và chứng minh `PN////AC`
`hat(HCD)`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `△ABP` có:
`BN⊥AP;AH⊥BP` (giả thiết)
`=> M` là trực tâm tam giác
`=> PM⊥AB`
Mà `AC⊥AB` (giả thiết)
`=> PM////AC` (từ vuông góc đến song song)
`=> hat(MPH)=hat(HCD)` `(1)`(hai góc đồng vị)
Dễ dàng chứng minh `MNPH` nội tiếp
`=> hat(MNH)=hat(MPH)` `(2)` (hai góc nội tiếp chắn một cung)
Từ `(1)` và `(2)` `=> ` `hat(MNH)=hat(HCD)`
`=> HNDC` nội tiếp đường tròn