Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hình lập phương
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình lập phương ABCD.EFGH
Số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình lập phương lần lượt là:
4;8;12
6;8;12
6;12;8
8;6;12
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hình lập phương
6;8;12
Hướng dẫn giải chi tiết
Từ hình vẽ trên, ta thấy hình lập phương ABCD.EFGH có:
* 6 mặt: ABCD;EFGH;ADHE;DCGH;CBFG;BFEA
* 8 đỉnh: A;B;C;D:E;F;G;H
* 12 cạnh: AB;BC;CD;DA:EF;FG;GH;HE;AE;BF;CG;DH
Vậy đáp án đúng là 6;8;12
Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′
Số mặt của hình hộp chữ nhật song song với A′B′ là:
1 mặt
2 mặt
3 mặt
4 mặt
Gợi ý
Một đường thẳng a gọi là song song với một mặt phẳng (P) nếu đường thẳng đó không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng d nằm trong mặt phẳng.
2 mặt
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′
Vì A'B' không thuộc mặt phẳng (ABCD), A′B′ // AB nên A′B′ // mp (ABCD)
Vì A′B′ không thuộc mặt phẳng (CDD′C′), A′B′ // C′D′ nên A′B′ // mp (CDD′C′)
Vậy số mặt của hình hộp chữ nhật song song với A′B′ là 2 mặt.
Nối những đáp án đúng với nhau
Nối các ô ở cột bên trái với các ô tương ứng ở cột bên phải để được các phát biểu đúng:
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa các hình lăng trụ đứng, hình lập phương, hình chóp đều, hình chóp cụt đều
Hướng dẫn giải chi tiết
Mỗi mặt bên của hình lăng trụ đứng là một hình chữ nhật
Mỗi mặt bên của hình lập phương là một hình vuông
Mỗi mặt bên của hình chóp đều là một tam giác cân
Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân
Chọn đáp án đúng nhất
Khẳng định nào sau đây là sai về hình chóp cụt đều:
Là phần hình chóp đều nằm giữa mặt phẳng đáy của hình chóp và một mặt phẳng song song với đáy và cắt hình chóp.
Mỗi mặt bên là một hình thang cân.
Có đáy là đa giác đều
Mỗi hình chóp cụt đều có 4 mặt bên
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hình chóp cụt đều
Mỗi hình chóp cụt đều có 4 mặt bên
Hướng dẫn giải chi tiết
Khẳng định sai là: “Mỗi hình chóp cụt đều có 4 mặt bên”
Vì hình chóp cụt đều sẽ có 4 mặt bên khi đáy là hình vuông.
Còn trong các trường hợp khác, chẳng hạn đáy của hình chóp cụt đều là một ngũ giác đều thì hình chóp cụt đều sẽ có 5 mặt bên.
Điền đáp án đúng
Cho một hình lập phương có diện tích toàn phần bằng 96cm2.
Tính độ dài cạnh của một hình lập phương và thể tích của hình lập phương đó.
Độ dài cạnh hình lập phương là: (cm)
Thể tích hình lập phương là: (cm3)
Gợi ý
Tính diện tích một mặt, từ đó suy ra độ dài cạnh và thể tích của hình lập phương
Độ dài cạnh hình lập phương là 4cm
Thể tích hình lập phương là 64cm3
Hướng dẫn giải chi tiết
Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau, vậy diện tích mỗi mặt là:
96:6=16(cm2)
Độ dài cạnh hình lập phương là: √16=4(cm)
Thể tích hình lập phương đó là: 43=64(cm3)
Vậy ta có:
Độ dài cạnh hình lập phương là: 4(cm)
Thể tích hình lập phương là: 64(cm3)
Điền đáp án đúng
Cho hình lăng trụ đứng ABC.DEF có đáy là tam giác ABC vuông tại A. Biết AB=3cm;AC=4cm;CF=7cm.
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng trên.
Diện tích xung quanh là (cm2)
Diện tích toàn phần là: (cm2)
Gợi ý
Bước 1: Áp dụng định lí Py-ta-go để tính cạnh BC, từ đó suy ra chu vi đáy của hình lăng trụ đứng
Bước 2: Tính chu vi đáy rồi suy ra diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
Bước 3: Từ diện tích xung quanh và diện tích đáy suy ra diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng.
Diện tích xung quanh là 84cm2
Diện tích toàn phần là 96(cm2)
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét △ABC vuông tại A có AB=3(cm);AC=4(cm)
Áp dụng định lí Py-ta-go ta có: BC=√AB2+AC2=√32+42=√25=5(cm)
Chu vi đáy của hình lăng trụ đứng là:
3+4+5=12(cm)
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là:
12.7=84(cm2)
Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng là:
12.3.4=6(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng là:
84+2.6=96(cm2)
Vậy hình lăng trụ đứng trên có diện tích xung quanh là 84cm2; diện tích toàn phần là 96cm2
Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình lăng trụ đứng với đáy là tam giác vuông như hình vẽ.
Biết AB=6cm;BC=4,5cm;BB′=3cm.
Thể tích của hình lăng trụ đứng là:
81cm3
65,6cm3
75cm3
40,5cm3
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng
Xác định chiều cao và diện tích đáy, từ đó suy ra thể tích.
40,5cm3
Hướng dẫn giải chi tiết
Diện tích đáy ABC là: 12.6.4,5=13,5(cm2)
Thể tích của hình lăng trụ đứng là: 13,5.3=40,5(cm3)
Vậy thể tích của hình lăng trụ đứng là 40,5cm3.
Chọn đáp án đúng nhất
Thể tích của một hình chóp đều là 126cm3, chiều cao của hình chóp là 6cm.
Trong các số dưới đây, số nào là diện tích đáy của hình chóp đó?
45cm2
63cm2
60cm2
72cm2
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp đều.
Từ thể tích và chiều cao hình chóp suy ra diện tích đáy của hình chóp đó.
63cm2
Hướng dẫn giải chi tiết
Từ công thức tính thể tích của hình chóp đều là: V=13.S.h (S: diện tích đáy, h: chiều cao)
Do đó diện tích đáy của hình chóp đều là:
S=3Vh=3.1266=63(cm2)
Vậy đáp án đúng là 63(cm2)
Điền đáp án đúng
Tính diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều dưới đây:
Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều là: (cm2)
Gợi ý
Tính nửa chu vi đáy rồi suy ra diện tích xung quanh của hình chóp đều.
Diện tích toàn phần của hình chóp đều bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích đáy.
Stp=1000(cm2)
Hướng dẫn giải chi tiết
Từ hình vẽ ta thấy đáy của hình chóp đều là hình vuông cạnh 20cm, độ dài trung đoạn của hình chóp đều là 15cm.
Do đó nửa chu vi đáy là: p=20.42=40(cm)
Diện tích xung quanh của hình chóp đều là:
Sxq=p.d=40.15=600(cm2)
Diện tích đáy của hình chóp đều là:
20.20=400(cm2)
Diện tích toàn phần của hình chóp đều là:
600+400=1000(cm2)
Vậy đáp án là 1000 (cm2)
Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình chóp cụt tứ giác đều ABCD.A′B′C′D′ có các cạnh đáy là a và 2a. Chiều cao của một mặt bên là a.
Diện tích xung quanh của hình chóp cụt là:
4a2
3a2
6a2
9a2
Gợi ý
Tính diện tích một mặt bên của hình chóp cụt tứ giác đều rồi suy ra diện tích xung quanh
6a2
Hướng dẫn giải chi tiết
Mặt bên hình chóp cụt tứ giác đều là hình thang cân nên diện tích một mặt bên bằng:
(a+2a).a2=3a22(cm2)
Hình chóp cụt tứ giác đều có 4 mặt bên bằng nhau nên diện tích xung quanh bằng:
3a22.4=6a2(cm2)
Vậy đáp án là 6a2(cm2)