Bài tập

star star star

Câu hỏi số

1/10

clock

Điểm

0

Trên tổng số 100

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Điểm 0

Câu 1

Nối những đáp án đúng với nhau

 NHẬT KÍ TẬP BƠI

         Ngày…. tháng….

         Hôm nay, mẹ đưa mình đi tập bơi. Mình rất phấn khích vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi cùng cặp kính bơi màu hồng rất đẹp. Cô giáo cũng khen đồ bơi của mình đáng yêu.

         Đầu tiên, cô dạy mình tập thở. Nhưng khi thở dưới nước, mình toàn bị sặc. Mình sợ đến mức không dám xuống nước nữa. Mẹ bảo do mình chưa quen. Mẹ vỗ về, động viên mình mãi. Thế là mình tiếp tục tập luyển.

         Cuối buổi, mình vẫn chưa thở dưới nước được. Mình thấy hơi buồn. Mình nghĩ lần sau, mình sẽ tập tốt hơn.

Ngày… tháng…

Hôm nay, mình đã có cảm giác thích đi bơi. Mình không còn bị sặc nước nữa. Mình đã quen thở dưới nước rồi.

Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác đó thật lạ! Khi đạp chân, mình giống hệt như một con ếch ộp.

Ngày….tháng…..

Học bơi chẳng dễ một chút nào. Thế mà mình đã biết bơi rồi. Mình như một chú cá nhỏ tung tăng trong nước. Kể cũng lạ, hôm trước mình giống ếch, hôm nay mình lại giống cá. Chẳng sao, con nào cũng biết bơi mà. Giống như mình ấy.

(Nguyễn Ngọc Mai Chi)

Bạn nhỏ cảm thấy thế nào trong ngày đầu đến bể bơi?

1
Đầu tiên
2
Sau đó
3
Cuối cùng
bạn phấn khích vì có đồ bơi đẹp.
1
bạn buồn vì vẫn chưa thở được dưới nước.
2
bạn sợ do bị sặc nước.
3
Đáp án đúng là:
1
Đầu tiên
2
Sau đó
3
Cuối cùng
bạn phấn khích vì có đồ bơi đẹp.
bạn sợ do bị sặc nước.
bạn buồn vì vẫn chưa thở được dưới nước.
Kiểm tra
Câu 2

Chọn nhiều đáp án đúng

Ngày gặp lại


        Chi mở tung cửa sổ đón những tia nắng đầu thu. Thế là hết hè rồi. Ngày mai bắt đầu năm học mới.

       Có tiếng gọi ngoài cổng. Chi nhìn ra, thấy Sơn giơ chiếc diều rất xinh, vẫy rối rít:

        - Cho cậu này.

        Chi mừng rỡ chạy ra. Sơn về quê từ đầu hè, giờ gặp lại, hai bạn có bao nhiêu chuyện. Sơn kể ở quê, cậu được theo ông bà đi trồng rau, câu cá. Chiều chiều, cậu thường cùng bạn thả diều. Khi diều lên cao, cậu nằm lăn ra bãi cỏ ngắm trời. Cánh diều đứng im như ngủ thiếp đi trên bầu trời xanh.

         Nhìn Sơn đen nhẻm, mắt lấp lánh khi kể chuyện, Chi chợt thấy buồn:

         - Tớ chẳng được đi đâu.

        - Nhưng mẹ tớ bảo cậu biết đi xe đạp rồi.

        - Ừ, tớ ở nhà tập xe thôi.

        - Thế cậu được đạp xe đi khắp nơi mà.

        Chi cười:

        - Ừ nhỉ.

        Thế là Chi kể bố dạy Chi đi xe đạp. Bây giờ, Chi đã đạp xe bon bon. Con đường quen thuộc bỗng trở nên mới mẻ.

        Cứ thế, hai bạn thi nhau kể những trải nghiệm mùa hè.

        Ngày mai đi học rồi, nhưng mùa hè chắc sẽ theo các bạn vào lớp học.

(Minh Dương)

Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn?

Chi mở tung cửa sổ đón những tia nắng đầu thu.

Sơn vẫy rối rít.

Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh.

Chi mừng rỡ chạy ra.

Hai bạn có bao nhiêu chuyện để kể với nhau.

Đáp án đúng là:
 

Sơn vẫy rối rít.

Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh.

Chi mừng rỡ chạy ra.

Hai bạn có bao nhiêu chuyện để kể với nhau.

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Những chi tiết cho thấy niềm vui của Chi và Sơn khi gặp lại nhau là:

- Sơn giơ chiếc diều rất xinh ra vẫy Chi rối rít.

- Chi mừng rỡ chạy ra.

- Hai bạn thi nhau kể những trải nghiệm mùa hè.

Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Về thăm quê

Nghỉ hè em thích nhất

Được theo mẹ về quê

Bà em cũng mừng ghê

Khi thấy em vào ngõ

 

Mảnh vườn quê bé nhỏ

Bao nhiêu là thứ cây

Bà mỗi năm mỗi gầy

Chắc bà luôn vất vả

 

Vườn bà có nhiều quả

Chẳng mấy lúc bà ăn

Bà bảo thích để dành

Cho cháu về ra hái.

Em mồ hôi nhễ nhại

Bà theo quạt liền tay.

Từ tay bà gió đến

Thơm bao hương quả vườn

Thoáng nghe bà kể chuyện

Gió thơm say chập chờn.

 

Nội dung của bài tập đọc “Về thăm quê” là gì?

Bài thơ là lời người cháu bày tỏ tình cảm với bà, thể hiện niềm vui khi nghỉ hè về thăm bà, thăm quê.

Bài thơ là lời người cháu bày tỏ tình cảm với ông, thể hiện niềm vui khi nghỉ hè về thăm ông, thăm quê.

Bài thơ là lời người bà bày tỏ tình cảm với cháu, thể hiện niềm vui khi nghỉ hè được gặp cháu.

Đáp án đúng là:

Bài thơ là lời người cháu bày tỏ tình cảm với bà, thể hiện niềm vui khi nghỉ hè về thăm bà, thăm quê.

Kiểm tra
Câu 4

Chọn đáp án đúng nhất

Tia nắng bé nhỏ

                Bà nội của Na đã già yếu. Bà đi lại rất khó khăn.

           Nhà của Na nằm trên một ngọn đồi. Hắng ngày, nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà tạo thành những vệt sáng lóng lánh rất đẹp. Nhưng phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng. Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.

              Một buổi sáng, khi đang dạo chơi trên đồng cỏ, Na cảm thấy nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo. Cô bé vui mừng reo lên:

              - Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!

              Nghĩ vậy, cô bé chạy ùa vào phòng bà:

              - Bà ơi! Bà nhìn này! Cháu mang ít nắng về cho bà đây! – Cô bé reo lên và xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào ở đó cả.

              - Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu đấy, và rực lên trên mái tóc của cháu đây này! – Bà nội trìu mến nhìn cô bé.

              Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui. Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.

(Theo Hà Yên)

Thông qua bài tập đọc, tác giả muốn nhắn nhủ với người đọc điều gì?

Khi ta biết yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình, thì người thân của chúng ta sẽ rất vui vẻ.

Có làm lụng vất vả thì ta mới biết quý trọng đồng tiền.

Khi ta biết quan tâm, chăm sóc những người xung quanh thì ta đã trưởng thành.

Đáp án đúng là:

Khi ta biết yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình, thì người thân của chúng ta sẽ rất vui vẻ.

Kiểm tra
Câu 5

Chọn nhiều đáp án đúng

Để cháu nắm tay ông

         Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.

         Tháp Bà Pô-na-ga là địa điểm tham quan cuối cùng của đoàn. Ngôi đền vàng rực trong khuôn viên xanh rợp bóng cây. Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo. Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.

         Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan. Ông ngoại chần chừ chưa muốn đi nên rớt lại phía sau. Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi. Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn. Ông đưa nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn. Ông hào hứng chơi trò các ngựa cùng nó.

Từ trước đến nay, ông luôn là người dắt tay dẫn nó đi, là người bảo vệ nó. Đây là lần đầu tiên Dương nhận ra ông không còn khỏe như trước. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó sẽ mạnh mẽ hơn. Dương choàng tay ông ôm, thủ thỉ:

- Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!

Dương nghĩ, từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm

(Dương Thụy)

Tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ đặc điểm nào để cho thấy ông ngoại ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động?

trầm ngâm

run run

chần chừ

tinh xảo

Đáp án đúng là:
 

trầm ngâm

run run

chần chừ

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Những chi tiết cho thấy ông ngoại của Dương ngắm ngôi đền rất kĩ và đầy xúc động là: ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ; bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá; ông ngoại chần chừ chưa muốn đi.

Câu 6

Chọn đáp án đúng nhất

Để cháu nắm tay ông

       Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.

         Tháp Bà Pô-na-ga là địa điểm tham quan cuối cùng của đoàn. Ngôi đền vàng rực trong khuôn viên xanh rợp bóng cây. Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo. Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.

         Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan. Ông ngoại chần chừ chưa muốn đi nên rớt lại phía sau. Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi. Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn. Ông đưa nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn. Ông hào hứng chơi trò các ngựa cùng nó.

Từ trước đến nay, ông luôn là người dắt tay dẫn nó đi, là người bảo vệ nó. Đây là lần đầu tiên Dương nhận ra ông không còn khỏe như trước. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó sẽ mạnh mẽ hơn. Dương choàng tay ông ôm, thủ thỉ:

- Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!

Dương nghĩ, từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm

(Dương Thụy)

Vì sao Dương nghĩ từ bây giờ mình mới là người đưa tay cho ông nắm?

Vì Dương đã thấy mình lớn rồi, trong khi ông già và yếu nên Dương cần là người bảo vệ, chăm sóc ông.

Vì Dương cảm thấy mình rất khỏe mạnh nên cần giúp đỡ người già.

Vì Dương cảm thấy giúp ông thì sẽ được mọi người khen là ngoan và lễ phép.

Đáp án đúng là:

Vì Dương đã thấy mình lớn rồi, trong khi ông già và yếu nên Dương cần là người bảo vệ, chăm sóc ông.

Kiểm tra
Câu 7

Chọn đáp án đúng nhất

Những bậc đá chạm mây

        Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh có một xóm nhỏ, người dân sống bằng nghề đánh cá. Cuộc sống đang yên lành, bỗng một trận bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè. Dân xóm chài hết đường sinh sống, đành lên núi kiếm củi đem ra chợ bán. Nhung sườn núi phía họ ở dụng đứng, bà con phải đi đường vòng rất xa.

          Bấy giờ trong xóm có một ông lão nghèo. Người ta gọi ông là cố Đương vì hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Thấy lên núi phải đi đường vòng, ông bàn với mọi người ghép đã thành bậc thang vượt dốc để có được con đường ngắn như mong muốn. Ai nấy đều lắc đầu bảo việc ấy khó lắm, không làm được

          Nhưng cố Đương vẫn tìm cách làm đường. Công việc nặng nhọc không khiến ông sờn lòng. Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng.

       Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành. Nhờ đó, mọi người có thể lên xuống núi dễ dàng. Cả xóm biết ơn cổ Đương, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép. Ngày nay, con đường vượt núi gọi là Truông Ghép vẫn còn ở phía nam dãy núi Hồng Lĩnh.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

Vì thương dân làng phải đi đường vòng rất xa để đi lên núi kiếm củi.

Vì ông muốn phát triển du lịch ở địa phương.

Vì ông muốn có một tác phẩm để đời cho con cháu.

Đáp án đúng là:

Vì thương dân làng phải đi đường vòng rất xa để đi lên núi kiếm củi.

Kiểm tra
Câu 8

Kéo / thả đáp án đúng vào ô trống

Đi tìm mặt trời

        Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời.

        Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích chòe, chích chòe mải hót,… Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.

         Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa. Từ rừng nứa lên rừng lim. Từ rừng lim lên rừng chò. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. Nó đậu ở đấy chờ mặt trời.

         Gió lạnh rít ù ù. Mấy lần gà trống suýt ngã. Nó quắp những ngón chân thật chặt vào thân cây. Chờ mãi, đợi mãi… Nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt, gà trống đấm ngực kêu to:

         - Trời đất ơi…. ơi…!

          Kì lạ thay, gà trống vừa dứt tiếng kêu đầu thì sương tan. Dứt tiếng kêu thứ hai, sao lặn. Dứt tiếng kêu thứ ba, đằng đông ửng sáng, mặt trời hiện ra. Mặt trời vươn những cánh tay ánh sáng đính lên đầu gà trống một cụm lửa hồng.

          Gà trống vui sướng bay về. Bay tới đâu, ánh sáng theo đến đấy. Đất rừng sáng tươi như tranh vẽ.

          Từ đó, khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời hiện ra, chiếu ánh sáng cho mọi người, mọi vật.

(Theo Vũ Tú Nam)

Sắp xếp lại hành trình đi tìm mặt trời của gà trống.

Từ rừng nứa lên rừng lim. Từ rừng nứa lên rừng lim.
Từ bụi mây lên rừng nứa. Từ bụi mây lên rừng nứa.
Từ rừng lim lên rừng chò. Từ rừng lim lên rừng chò.

1.  

2.  

3.  

Đáp án đúng là:
  1. Từ bụi mây lên rừng nứa.
  2. Từ rừng nứa lên rừng lim.
  3. Từ rừng lim lên rừng chò.
Kiểm tra
Câu 9

Chọn nhiều đáp án đúng

Ngôi nhà trong cỏ

          Sáng sớm, cào cào và nhái bén đang tập nhảy xa thì chợt một tràng “re re re” vang lên. Hai bạn nghểnh đầu nghe:

          - Hay quá, ai hát đó?

          Chuồn chuồn vừa bay đến, đậu trên nhánh cỏ may, đôi cánh mỏng rung nhè nhẹ khi điệu nhạc vút cao:

          - Có phải cào cào hát không? Hay nhái bén?

          Cào cào lắc đầu, nhái bén cũng xua tay:

          - Tớ à? Tớ hát thì ai nghe?

          Thế là cào cào, nhái bén, chuồn chuồn rủ nhau đi tìm tiếng hát.

          Dưới lớp cỏ xanh rì, mặt đất đen ẩm ướt, dế than đang xây nhà. Chốc chốc cậu dừng lại, cất tiếng hát say sưa. Khi dứt bài hát, dế than giật mình nghe thấy một tràng pháo tay lộp bộp. Cào cào từ trên nhánh cỏ nhảy xuống:

          - Tớ là cào cào. Tiếng hát của bạn hay quá!

          Chuồn chuồn khẽ đập đôi cánh:

          - Tớ là chuồn chuồn. Bạn thật là một tài năng âm nhạc.

          Dế than ngượng ngùng:

          - Ôi, tớ chỉ là thợ đào đất thôi. Tớ là dế than.

          Nhái bén mừng rỡ:

          - A, từ nay tớ có thêm một láng giềng hát hay, làm giỏi là dế than. Để chúng tớ giúp bạn dựng nhà.

          Cào cào, nhái bén, chuồn chuồn cùng xúm vào giúp dế than. Chỉ chốc lát, ngôi nhà xinh xắn bằng đất đã được xây xong dưới ô nấm giữa vùng cỏ xanh tươi.

(Theo Lý Lan)

Chọn từ chỉ đặc điểm để miêu tả các bạn dế than, cào cào, nhái bén?

tốt bụng

thân thiện

ích kỉ

lịch sự

Đáp án đúng là:
 

tốt bụng

thân thiện

lịch sự

Kiểm tra
Câu 10

Nối những đáp án đúng với nhau

Tôi yêu em tôi

Tôi yêu em tôi

Nó cười rúc rích

Mỗi khi tôi đùa

Nó vui, nó thích.


Mắt nó đen ngời

Trong veo như nước

Miệng nó tươi hồng

Nói như khướu hót.

 

Hoa lan, hoa lí

Nó nhặt cài đầu

Hương thơm theo nó

Sân trước vườn sau.

Tôi đi đâu lâu

Nó mong, nó nhắc

Nó nấp sau cây

Òa ra ôm chặt.


Nó thích vẽ lắm

Vẽ thỏ có đôi

Nó sợ thỏ một

Không có bạn chơi.


Kìa, tiếng nó đấy!

Đang ở trường về

Cùng bạn bắt bướm

Cười dưới hàng tre….

Trong khổ thơ 2 và 3, bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?

1
Mắt em
2
Miệng em
3
Cách làm điệu của em
hoa lan, hoa lí em nhặt hoa cài đầu
1
đen ngời, trong veo
2
tươi hồng, nói như khướu
3
Đáp án đúng là:
1
Mắt em
2
Miệng em
3
Cách làm điệu của em
đen ngời, trong veo
tươi hồng, nói như khướu
hoa lan, hoa lí em nhặt hoa cài đầu
Kiểm tra
zalo