Bài tập

star

Câu hỏi số

1/10

clock

Điểm

0

Trên tổng số 70

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Điểm 0

Câu 1

Chọn đáp án đúng nhất

Cho đường tròn `(O;3cm)` và một điểm `A` cách `O` một khoảng bằng `5cm` thì `A` có vị trí như thế nào so với `(O)`

Điểm `A` nằm trên đường tròn `(O)`

Điểm `A` nằm trong đường tròn `(O)`

Điểm `A` nằm ngoài đường tròn `(O)`

Xem gợi ý

Gợi ý

So sánh bán kính của đường tròn với khoảng cách từ điểm `A` đến tâm `O`, từ đó đưa ra kết luận

Đáp án đúng là:

Điểm `A` nằm ngoài đường tròn `(O)`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: `OA > R(5cm > 3cm)`

Suy ra điểm `A` nằm ngoài đường tròn

Câu 2

Chọn đáp án đúng nhất

Cho đường tròn `(O;2cm)` và `(O′;3cm)`, biết `OO′=5cm`. Vị trí tương đối của `(O)` và `(O′)` là:

Tiếp xúc trong

Tiếp xúc ngoài

Cắt nhau

Ở ngoài

Xem gợi ý

Gợi ý

Xác định bán kính của cả hai đường tròn

So sánh đường nối tâm với tổng hoặc hiệu của hai bán kính vừa tìm để đưa ra kết luận

Đáp án đúng là:

Tiếp xúc ngoài

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Gọi bán kính của đường tròn `(O)``r` `=> r=2cm`

Bán kính của đường tròn `(O’)``R` `=>R=3cm`

Ta có: `OO'=5cm`

Vì `R+r=3+2=5=OO'`

Vậy hai đường tròn `(O)``(O’)` tiếp xúc ngoài

Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Cho điểm `I` trên đường tròn `(O;R)`, đường trung trực của `OI` cắt đường tròn `(O)` tại `A` và `B`. Độ dài `AB` theo `R` là:

`Rsqrt3`

`Rsqrt2`

`2Rsqrt3`

`2Rsqrt2`

Xem gợi ý

Gợi ý

Gọi trung điểm của `OI``H`

Sử dụng định lí quan hệ giữa đường kính và dây cung và định lí Pytago để tính toán

Đáp án đúng là:

`Rsqrt3`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Gọi `H` là trung điểm của `OI`

`=> OH=R/2`

`△OHA` vuông tại `H`

`OA^2=AH^2+OH^2` (định lí Pytago)

`=> AH=sqrt(OA^2-OH^2)`

        `=sqrt(R^2-R^2/4)`

        `=(Rsqrt3)/2`

Mà `OI⊥AB` (tính chất trung trực)

`=> HA=HB` (định lí đường kính và dây cung)

`=> AB=2AH=` `Rsqrt3`

Câu 4

Chọn đáp án đúng nhất

Cho đoạn thẳng `OO′=5cm`. Hai đường tròn `(O;2cm)` và `(O′,r)` ở ngoài nhau nếu:

`3cm < r <7cm`

`r<3cm`

`r=7cm`

`r>3cm`

Xem gợi ý

Gợi ý

Dựa vào bảng vị trí tương đối của hai đường tròn

Đáp án đúng là:

`r<3cm`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Hai đường tròn ở ngoài nhau nếu `R+r < OO'`

`=> r < OO'-R`

`=> r < 5-2`

`=> ` `r < 3cm`

Câu 5

Điền đáp án đúng

Cho đường tròn `(O;R)` đường kính `AB` và dây `AC` không qua tâm `O`.

Khi đó số đo `hat(ACB)=`  độ

Xem gợi ý

Gợi ý

Sử dụng tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông

Đáp án đúng là:

`90`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét `(O)` có `AB` là đường kính `C in (O)`

`=> OA=OB=OC=1/2AB`

Xét `△ABC` có `OA=OB=OC=1/2AB(cmt)`

`=> △ABC` vuông tại `C`

Hay `hat(ACB)=90^o`

Câu 6

Chọn đáp án đúng nhất

Cho nửa đường tròn `(O)` đường kính `AB`. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ `AB` vẽ hai tiếp tuyến `Ax,By`. Điểm `M` nằm trên `(O)` sao cho tiếp tuyến tại `M` cắt `Ax`, `By` tại `D``C`. Khi đó `AD+BC` bằng

`AB`

`CD`

`AC`

`BD`

Xem gợi ý

Gợi ý

Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Đáp án đúng là:

`CD`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét `(O)` có:

`Ax` là tiếp tuyến tại `A`; `DC` là tiếp tuyến tại `M`

Mà `Ax∩DC={D}`

`=> DA=DM` (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) `(1)`

`By` là tiếp tuyến tại `B`; `DC` là tiếp tuyến tại `M`

Mà `By∩DC={C}`

`=> CB=CM` (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) `(2)`

Từ `(1)` và `(2)` suy ra `AD+BC=DM+CM=DC`

Vậy `AD+BC=CD`

Câu 7

Điền đáp án đúng

Cho đường tròn `(O)`. Từ một điểm `M` ở ngoài `(O)`, vẽ hai tiếp tuyến `ME``MF` (`E, F` là tiếp điểm) sao cho `hat(EMO)=30^o`. Biết chu vi tam giác `MEF``30cm`.

Độ dài `EF` là  `cm`

Xem gợi ý

Gợi ý

Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Đáp án đúng là:

`10`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét `(O)` có:

`ME;MF` là hai tiếp tuyến

`ME` cắt `MF` tại `M`

`=> ME=MF` và `hat(EMO)=hat(FMO)=30^o`

`=> △EMF` cân tại `M` và `hat(EMF)=60^o`

Suy ra `△EMF` là tam giác đều

`=> EF=ME=MF` mà `EF+ME+MF=30(cm)` (chu vi `△MEF` là `30cm`)

`=> EF=ME=MF=30/3=10(cm)`

Vậy `EF=10(cm)`

Câu 8

Chọn đáp án đúng nhất

Cho đường tròn `(O;2cm)`, đường kính `AB`. Trên tiếp tuyến tại `A` lấy điểm `C` sao cho `AC=3cm``BC` cắt đường tròn tại `D`. Khi đó độ dài `AD` là:

`2,4` `cm`

`2,5` `cm`

`3,4` `cm`

`4,2` `cm`

Xem gợi ý

Gợi ý

Sử dụng tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông và hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán

Đáp án đúng là:

`2,4` `cm`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: `AB=2OA=4(cm)`

`AC` là tiếp tuyến của `(O) => hat(CAB)=90^o`

Xét `△ABD` có:

    `OA=OB=OD=2cm`

`=> △ADB` vuông tại `D` (tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông)

`=> hat(ADB)=90^o`

`=> AD⊥BC`

Xét `△ACB` vuông tại `A;AD⊥BC`

`1/(AD^2)=1/(AC^2)+1/(AB^2)` (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

              `=1/9+1/16`

              `=25/144`

`=> AD^2=144/25`

`=> AD=12/5=` `2,4(cm)`

Câu 9

Chọn đáp án đúng nhất

Cho đường tròn `(O;5cm)`, dây cung `BC` bằng `8cm`. Lấy điểm `A` thuộc đường tròn sao cho `OA` vuông góc với `BC`. Tính độ dài dây cung `AB`.

`AB=sqrt5(cm)`

`AB=sqrt8(cm)`

`AB=sqrt20(cm)`

`AB=sqrt27(cm)`

Xem gợi ý

Gợi ý

Gọi `H` là giao điểm của `OA``BC`

Bước 1: Sử dụng định lí liên hệ giữa đường kính và dây cung để tính `BH`

Bước 2: Sử dụng định lí Pytago để tính `OH``AB`

Đáp án đúng là:

`AB=sqrt20(cm)`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Gọi `H` là giao điểm của `OA` và `BC`

Ta có `OA⊥BC => BH=HC` (định lí đường kính và dây cung)

`=> BH=(BC)/2=8/2=4(cm)`

Xét `△OBH` vuông tại `H`

`OB^2=OH^2+HB^2` (định lí Pytago)

`OH=sqrt(OB^2-HB^2)`

`=sqrt(5^2-4^2)`

`=3(cm)`

`OA=5(cm) => HA=OA-OH=2(cm)`

`△BHA` vuông tại `H`

`AB^2=BH^2+AH^2` (định lí Pytago)

`AB=sqrt(BH^2+AH^2)`

`=sqrt(4^2+2^2)`

`=sqrt20(cm)`

Vậy `AD=sqrt20(cm)`

Câu 10

Điền đáp án đúng

Cho hai đường tròn `(O;2cm)`. Từ điểm `A` sao cho `OA=4cm` vẽ hai tiếp tuyến `AB`, `AC` đến đường tròn `(O)` (`B,C` là các tiếp điểm).

Chu vi tam giác `ABC` là `sqrt3` `(cm)`

Xem gợi ý

Gợi ý

Gọi `H` là giao điểm của `AO``BC`

Bước 1: Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau chỉ ra được

Bước 2: Sử dụng định lí Pytago và hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính `BH``BC`. Từ đó tính được chu vi tam giác `ABC`

Đáp án đúng là:

`6`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Gọi `H` là giao điểm của `OA` và `BC`

`OB=OC => C` thuộc trung trực của `BC`

`AB=AC` (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)  `(1)`

`=> A` thuộc trung trực của `BC`

`=> OA` là trung trực của `BC`

`=> OA⊥BH;BH=HC`

Xét `△AOB` vuông tại `B`; `BH⊥AO`

`OB^2=OH^2+HB^2` (định lí Pytago)

`=> AB=sqrt(OA^2-OB^2)`

`AB=sqrt(16-4)=2sqrt3(cm)`  `(2)`

`BH.OA=AB.BO` (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

`=> BH=(OB.AB)/(AO)=(2.2sqrt3)/4=sqrt3 (cm)`

`=> BC=2BH=2sqrt3(cm)` `(3)`

Từ `(1);(2);(3)` `=>` chu vi tam giác `ABC` là:

      `AB+AC+BC=3.AB=` `6sqrt3(cm)`

zalo