Gợi ý
Bước 1: Từ chu vi `triangleMPQ` và độ dài cạnh `PQ` suy ra tổng `MQ+MP`
Bước 2: Từ tổng `MQ+MP` và hiệu `MQ-MP` tính các cạnh `MQ;MP`
Bước 3: So sánh các cạnh trong `triangleMPQ` từ đó so sánh các góc đối diện với chúng.
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `MPQ` có chu vi bằng `27cm`. Biết `PQ=12cm` và `MQ-MP=5cm`. Hãy sắp xếp số đo các góc trong `triangleMPQ` theo thứ tự từ lớn đến bé.
`\hat(P)>\hat(Q)>\hat(M)`
`\hat(Q)>\hat(P)>\hat(M)`
`\hat(P)>\hat(M)>\hat(Q)`
`\hat(M)>\hat(P)>\hat(Q)`
Gợi ý
Bước 1: Từ chu vi `triangleMPQ` và độ dài cạnh `PQ` suy ra tổng `MQ+MP`
Bước 2: Từ tổng `MQ+MP` và hiệu `MQ-MP` tính các cạnh `MQ;MP`
Bước 3: So sánh các cạnh trong `triangleMPQ` từ đó so sánh các góc đối diện với chúng.
`\hat(M)>\hat(P)>\hat(Q)`
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì chu vi `triangleMPQ` bằng `27cm=>MP+MQ+PQ=27(cm)`
`=>MP+MQ+12=27(cm)`
`=>MP+MQ=27-12=15 (cm)`
Ta có: `MP+MQ=15(cm); MQ-MP=5(cm)`
Do đó: `MQ=(15+5):2=10(cm); MP=(15-5):2=5(cm)`
Xét `triangleMPQ` có: `PQ>MQ>MP` `(12cm>10cm>5cm)`
Mà các góc đối diện với các cạnh `PQ;MQ;MP` lần lượt là `\hat(M);\hat(P);\hat(Q)`
`=>\hat(M)>\hat(P)>\hat(Q)` (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác)
Chọn đáp án đúng nhất
Tam giác `ABC` có `AB=3cm,BC=27cm`, độ dài `AC` (tính theo `cm`) là một số nguyên tố. Cho biết khẳng định nào sau đây là đúng?
`hat A < hat B < hatC`
`hat B < hat A < hatC`
`hat A > hat B > hatC`
`hat B > hat A > hatC`
Gợi ý
Áp dụng bất đẳng thức tam giác để tìm độ dài cạnh `AC`
So sánh các cạnh của tam giác `ABC` rồi suy ra so sánh các góc đối diện với chúng
`hat B > hat A > hatC`
Hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có: `BC-AB < AC < BC+AB` `(**)`
Thay `AB=3cm,BC=27cm` vào `(**)` ta được:
`27-3 < AC < 27+3` hay `24 < AC < 30`
Mà độ dài `CA` là số nguyên tố (tính theo `cm`) nên `AC=29(cm)`
Xét `△ABC` có `AC>BC>AB` (`29cm > 27cm > 3cm`)
`=> hatB > hat A > hatC` (Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)
Chọn đáp án đúng nhất
Cho `triangleDEF` có `\hat(D)=60^o;\hat(E)-\hat(F)=30^o`. Hãy chọn câu trả lời đúng.
`EF<FD<DE`
`DE<EF<FD`
`FD<DE<EF`
`DE<FD<EF`
Gợi ý
Bước 1: Từ số đo `\hat(D)` và áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác tính `\hat(E)+\hat(F)`
Bước 2: Từ tổng `\hat(E)+\hat(F)` và hiệu `\hat(E)-\hat(F)` tính số đo `\hat(E);\hat(F)`
Bước 3: So sánh các góc trong `triangleDEF` từ đó so sánh các cạnh đối diện với chúng
`DE<EF<FD`
Hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác vào `triangleDEF` có:
`\hat(D)+\hat(E)+\hat(F)=180^o`
`=>\hat(E)+\hat(F)=180^o-\hat(D)`
`\hat(E)+\hat(F)=180^o-60^o=120^o` (1)
Ta có: `\hat(E)-\hat(F)=30^o` (2)
Thay (2) vào (1) ta được: `\hat(F)+30^o +\hat(F)=120^o`
`=>2\hat(F)=120^o-30^o=90^o`
`=>\hat(F)=90^o:2=45^o`
`=>\hat(E)=\hat(F)+30^o=45^o +30^o=75^o`
Do đó: `\hat(F)<\hat(D)<\hat(E) (45^o<60^o<75^o)`
Suy ra: `DE<EF<FD`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
Trong một tam giác:
độ dài một cạnh luôn lớn hơn nửa chu vi
độ dài một cạnh luôn bằng nửa chu vi
độ dài một cạnh luôn lớn hơn chu vi
độ dài một cạnh luôn nhỏ hơn nửa chu vi
Gợi ý
Sử dụng bất đẳng thức tam giác để so sánh mỗi cạnh tam giác với chu vi/ nửa chu vi của tam giác đó
độ dài một cạnh luôn nhỏ hơn nửa chu vi
Hướng dẫn giải chi tiết
Goi độ dài ba cạnh của tam giác là `a,b,c`. Nửa chu vi tam giác là: `(a+b+c)/2`
ta có:
`a < b+c => a+a < a+b+c`
`=> 2a < a+b+c => a < (a+b+c)/2`
Tương tự ta cũng có: `b < (a+b+c)/2;c < (a+b+c)/2`
Do đó phát biểu đúng là: Trong một tam giác, độ dài một cạnh luôn nhỏ hơn nửa chu vi
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` có chu vi bằng `120cm`. Biết `AB:BC:AC=7:10:13`. So sánh các góc của tam giác `ABC`.
`\hat(B)>\hat(A)>\hat(C)`
`\hat(B)<\hat(A)<\hat(C)`
`\hat(C)<\hat(B)<\hat(A)`
`\hat(A)<\hat(C)<\hat(B)`
Gợi ý
Bước 1: Từ chu vi `triangleABC` và `AB:AC:BC=7:10:13`, áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tính các cạnh `AB;AC;BC`
Bước 2: So sánh các cạnh trong `triangleABC` từ đó so sánh các góc đối diện với chúng.
`\hat(B)>\hat(A)>\hat(C)`
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `AB:BC:AC=7:10:13`, tức là `(AB)/7=(BC)/10=(AC)/13`
Mà chu vi tam giác `ABC` bằng `120cm` nên `AB+BC+AC=120 (cm)`
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
`(AB)/7=(BC)/10=(AC)/13=(AB+BC+AC)/(7+10+13)=(120)/30=4`
Do đó: `{(AB=7.4=28cm,,,,),(BC=10.4=40cm,,,,),(AC=13.4=52cm,,,,):}`
Ta có: `AB<BC<AC` `(28cm<40cm<52cm)`
`=>\hat(C)<\hat(A)<\hat(B)` (Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác)
Hay `\hat(B)>\hat(A)>\hat(C)`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho `△ABC`, trên `BC` lấy điểm `M` bất kì nằm giữa `B` và `C`
Cho biết khẳng định nào dưới đây là đúng?
`AB+AC-BC > 2.AM`
`AB+AC-BC >= 2.AM`
`AB+AC-BC = 2.AM`
`AB+AC-BC < 2.AM`
Gợi ý
Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào các `△AMB;△AMC`
`AB+AC-BC < 2.AM`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `△AMB` có: `AB-BM < AM` (tính chất)
Xét `△AMC` có: `AC-CM < AM` (tính chất)
Cộng từng vế của hai bất đẳng thức trên ta được:
`AB-BM+AC-CM < 2AM`
`AB+AC-(BM+CM) < 2AM`
`AB+AC-BC < 2AM`
Vậy `AB+AC-BC < 2AM`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC`. Biết `12.\hat(A)=10.\hat(B)=15.\hat(C)`. Hãy sắp xếp độ dài các cạnh của `triangleABC` theo thứ tự từ bé đến lớn.
`AC<AB<BC`
`AB<AC<BC`
`BC<AC<AB`
`AB<BC<AC`
Gợi ý
Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác kết hợp tính chất dãy tỉ số bằng nhau để tính `\hat(A);\hat(B);\hat(C)`. Từ việc so sánh các góc ta so sánh được các cạnh đối diện với chúng.
`AB<BC<AC`
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `12.\hat(A)=10.\hat(B)=15.\hat(C)` nên:
`(12.\hat(A))/60=(10.\hat(B))/60=(15.\hat(C))/60=>\hat(A)/5=\hat(B)/6=\hat(C)/4`
`=>\hat(A)/5=\hat(B)/6=\hat(C)/4=(\hat(A)+\hat(B)+\hat(C))/(5+6+4)=180^o/15=12^o`
`=>\hat(A)=12^o .5=60^o; \hat(B)=12^o .6=72^o; \hat(C)=12^o .4=48^o`
`=>\hat(C)<\hat(A)<\hat(B)` `(48^o<60^o<72^o)`
Xét `triangleABC` có `\hat(C)<\hat(A)<\hat(B)` (cmt)
`=>AB<BC<AC`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC`, điểm `M` nằm trong tam giác. So sánh tổng khoảng cách từ `M` đến ba đỉnh `A;B;C` với chu vi tam giác `ABC`?
Tổng khoảng cách từ `M` đến ba đỉnh lớn hơn chu vi `△ABC`
Tổng khoảng cách từ `M` đến ba đỉnh bằng hơn chu vi `△ABC`
Tổng khoảng cách từ `M` đến ba đỉnh nhỏ hơn chu vi `△ABC`
Tổng khoảng cách từ `M` đến ba đỉnh lớn hơn nửa chu vi `△ABC`
Gợi ý
Áp dụng bất đẳng thức tam giác vào các `△AMB;△BMC;△CMA`
Tổng khoảng cách từ `M` đến ba đỉnh lớn hơn nửa chu vi `△ABC`
Hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng bất đẳng thức tan giác vào `△AMB` ta được:
`MA+MB >AB` `(1)`
Áp dụng bất đẳng thức tan giác vào `△BMC` ta được:
`MB+MC > BC` `(2)`
Áp dụng bất đẳng thức tan giác vào `△CMA` ta được: `
MA +MC > CA` `(3)`
Cộng `(1),(2),(3)` theo vế với vế ta được:
`MA+MB+MB+MC+MC+MA > AB+AC+BC`
`=> 2MA+2MB+2MC > AB+AC+BC`
`=> MA+MB+MC > (AB+AC+BC)/2`
Vậy tổng khoảng cách từ `M` đến ba đỉnh lớn hơn nửa chu vi `△ABC`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `DEF` có `DE=5cm, DF=7cm`. Gọi `\hat(DEx)` và `\hat(DFy)` lần lượt là các góc ngoài tại đỉnh `E` và `F` của `triangleDEF`. So sánh `\hat(DEx)` và `\hat(DFy)`
`\hat(DEx)=\hat(DFy)`
`\hat(DEx)<\hat(DFy)`
`\hat(DEx)>\hat(DFy)`
Không đủ cơ sở để so sánh
Gợi ý
Dựa vào độ dài các cạnh `DE;DF` so sánh các góc `F` và góc `E` trong `triangleDEF`.
Từ đó so sánh được `\hat(DEx)` và `\hat(DFy)`
`\hat(DEx)<\hat(DFy)`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `triangleDEF` có: `DF>DE` `(7cm>5cm)`
`=>\hat(DEF)>\hat(DFE)` (Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác)
Ta có: `\hat(DEF)+\hat(DEx)=180^o` (hai góc kề bù) `=>\hat(DEx)=180^o-\hat(DEF)` (1)
`\hat(DFE)+\hat(DFy)=180^o=>\hat(DFy)=180^o-\hat(DFE)` (2)
Mà `\hat(DEF)>\hat(DFE)` (cmt) nên từ (1) và (2) suy ra `\hat(DEx)<\hat(DFy)`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` có `\hat(A)=110^o` và `\hat(B)=\hat(C)`. Trên cạnh `BC` lấy điểm `D` sao cho `\hat(ADC)=105^o`. Từ `C` kẻ đường thẳng song song với `AD` cắt tia `BA` tại `E`.
`BC < BE`
`AB < CE`
`CE > AE`
`CA = CE`
Gợi ý
Từ việc tính các góc của các tam giác ta so sánh được các cạnh đối diện với chúng
`AB < CE`
Hướng dẫn giải chi tiết
Tam giác `ABC` cân tại `A` có `\hat(A)=110^o` nên `\hat(ABC)=\hat(ACB)=35^o`
Xét `triangleADC` có:
`\hat(DAC)=180^o-105^o-35^o=40^o`
`=>\hat(DAB)=110^o-40^o=70^o`
`\hat(CAE)=180^o-110^o=70^o`
Vì `CE` // `AD` nên `\hat(AEC)=\hat(BAD)=70^o` (hai góc đồng vị)
`\hat(DAC)=\hat(ACE)=40^o` (hai góc so le trong)
Xét `triangleACE` có: `\hat(AEC)=180^o-\hat(EAC)-\hat(ACE)=180^o-70^o-40^o=70^o`
Vậy tam giác `ACE` cân tại `C` và ta có: `\hat(A)=\hat(E)>\hat(C) (70^o=70^o>40^o)`
Suy ra `CE=CA>AE` (Quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác)