Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Phát biểu sau ''Đúng'' hay ''Sai''?
''Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn đối diện với cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn đối diện với cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.''
Đúng
Sai
Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
Sai
Hướng dẫn giải chi tiết
Phát biểu đúng phải là ''Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề với cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề với cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau''
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` và tam giác `MNP` có `hat A=hatM=90^o,hatC=hatP`. Cần thêm điều kiện gì để `△ABC=△MNP` theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề?
`AC=MP`
`AB=MN`
`BC=NP`
`AC=NP`
Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
`AC=MP`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `△ABC` vuông tại `A` `(hat A=90^o)` và `△MNP` vuông tại `M` `(hat M=90^o)` có:
`hat C=hatP` (hai góc nhọn bằng nhau)
Vậy để `△ABC=△MNP` theo trường hợp cạnh góc vuông - góc nhọn thì cần thêm điều kiện:
Cạnh góc vuông `AC` = cạnh góc vuông `MP`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `DEF` có `hatE=hatF`. Vẽ `DI` vuông góc với `EF` (`I` thuộc `EF`). `△DIE=△DIF` bằng nhau theo trường hợp gì của tam giác vuông?
cạnh - góc - cạnh
góc - cạnh - góc
cạnh huyền - góc nhọn
cạnh góc vuông - góc nhọn kề
Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
cạnh góc vuông - góc nhọn kề
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `hatE=hatF (g t) => hat D_1=hatD_2` (hai cặp góc phụ nhau)
Xét `△DIE` và `△DIF` có:
`hat(DIE)=hat(DIF)=90^o` `(DI⊥EF)`
`DI` là cạnh chung
`hat D_1=hatD_2` (chứng minh trên)
`=> △DIE=△DIF` (cạnh góc vuông - góc nhọn kề)
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` có `hatB=hatC`. Tia phân giác của góc `A` cắt `BC` ở `D`. Khẳng định nào sau đây là sai
`△ABD=△ACD`
`AB=AC`
`BD=CD`
`hat(ABD)=hat(CAD)`
Gợi ý
Sử dụng định lí tổng ba góc trong tam giác chứng minh `hat(ADB)=hat(ADC)`
`hat(ABD)=hat(CAD)`
Hướng dẫn giải chi tiết
`△ABD` có: `hat(ABD)+hatA_1+hatD_1=180^o` (định lý tổng ba góc trong một tam giác)
`△ACD` có: `hat(ACD)+hat A_2+hat D_2=180^o` (định lý tổng ba góc trong một tam giác)
Mà `hat(ABD)=hat(ACD)(hatB=hatC);hat A_1=hat A_2` (`AD` là tia phân giác của `hat(BAC)`)
`=> hatD_1=hatD_2`
Xét `△ABD` và `△ACD` có:
`hat A_1=hat A_2` (`AD` là tia phân giác `hat(BAC)`)
`AD` là cạnh chung
`hat D_1=hatD_2` (chứng minh trên)
`=> △ABD=ACD (g.c.g)`
`=> {(AB=AC),(BD=CD):}` (hai cạnh tương ứng)
`hat(ABD)=hat(ACD)` (hai góc tương ứng)
Vậy đáp án `hat(ABD)=hat(CAD)` là sai
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` và tam giác `DEF` có `AB=DE,hatB=hatE,hat A=hatD=90^o`. Biết `AC = 9cm`. Độ dài `DF` là:
`10` `cm`
`5` `cm`
`9` `cm`
`7` `cm`
Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
`9` `cm`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `△ABC` và `△DEF` có:
`hat A=hatD=90^o`
`AB=DE`
`hatB=hatE`
`=> △ABC=△DEF` (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)
`=> AC=DF=` `9cm` (hai cạnh tương ứng)
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC`, điểm `D` thuộc cạnh `BC`. Kẻ `DE` // `AC` (`E` thuộc `AB`), kẻ `DF` // `AB` (`F` thuộc `AC`). Gọi `I` là trung điểm `EF`. Khi đó `I` là trung điểm của `AD` là đúng hay sai?
Đúng
Sai
Gợi ý
Sử dụng trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác để chứng minh các cặp tam giác bằng nhau trong hình
Đúng
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `AF////ED => {(hatF_1=hatE_1),(hatE_2=hatF_2):}` (hai góc so le trong)
Xét `△AEF` và `△DFE` có:
`hatE_2=hatF_2` (chứng minh trên)
`EF` là cạnh chung
`hatF_1=hatE_1` (chứng minh trên)
`=> △AEF=△DFE (g.c.g)`
`=> AE=DF` (hai cạnh tương ứng)
Xét `△AIE` và `△DIF` có:
`hatI_1=hatI_2` (hai góc đối đỉnh)
`IE=IF` (`I` là trung điểm của `EF`)
`hatE_2=hatF_2` (chứng minh trên)
`=> △AIE=△DIF` `(g.c.g)`
`=> AI=DI` (hai cạnh tương ứng)
Ta có: `hat I_2+hatI_3=180^o` => `hat I_1+hatI_3=hat AID=180^o`, do đó `A,I,D` thẳng hàng
Từ đó `I` là trung điểm của `AD`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `DEF` và tam giác `HKI` có `hatD=hat H=90^o,hatE=hatK,DE=HK`. Biết `hatF=80^o`. Số đo góc `I` là:
`70^o`
`80^o`
`90^o`
`100^o`
Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
`80^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `△DEF` và `△HKI` có:
`hat D=hat H=90^o`
`DE=HK`
`hatE=hatK`
`=> △DEF=△HKI` (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)
`=> hatI=hatF=80^o` (hai góc tương ứng)
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `DEF` và tam giác `HKI` có `hatD=hat H=90^o;hatF=hatI;DF=HI`. Biết `hat F=55^o`. Số đo góc `K` là:
`55^o`
`35^o`
`30^o`
`45^o`
Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
`35^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `△DEF` và `△HKI` có:
`hatD=hatH=90^o`
`DF=HI`
`hat F=hat I`
`=> △DEF=△HKI` (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)
`=> hat I=hatF=55^o` (hai góc tương ứng)
Xét `∆HKI` vuông tại `H`: `hatK+hat I=90^o`
`=> hatK=90^o -hatI=90^o-55^o=35^o`
Vậy `hatK=35^o`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` có `AB=AC`. Kẻ `BD` vuông góc với `AC,` `CE` vuông góc với `AB`. Gọi `K` là giao điểm của `BD` và `CE`. `DK` bằng đoạn thẳng nào sau đây?
`AD`
`AE`
`CD`
`EK`
Gợi ý
Xem lại lý thuyết bài “Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông”
`EK`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `△ABD` và `△ACE` có:
`hatE=hatD=90^o`
`AB=AC`
`hat A` chung
`=> △ABD =△ACE` (cạnh huyền – góc nhọn)
`=> AD =AE` (hai cạnh tương ứng)
Xét `△AEK` và `△ADK` có:
`hatE=hatD=90^o`
`AE=AD`
`AK` là cạnh chung
`=> △AEK=△ADK` (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
`=>DK=EK` (hai cạnh tương ứng)
Điền đáp án đúng
Cho tam giác `ABC` vuông tại `A,M` là trung điểm của `BC`. Khi đó ta có:
`AM=` `BC`
Gợi ý
Trên tia đối của tia `MA` lấy điểm `D` sao cho `MD=MA=(DA)/2`
Sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh các cặp tam giác bằng nhau trong hình
`1/2`
Hướng dẫn giải chi tiết
Trên tia đối của tia `MA` lấy điểm `D` sao cho `MD=MA=(DA)/2`
Xét `△AMB` và `△DMC` có:
`MA=MD` (Theo cách vẽ điểm `D`)
`hat(AMB)=hat(DMC)` (hai góc đối đỉnh)
`MB=MC` (`M` là trung điểm của `BC`)
Do đó: `△AMB=△DMC` `(c.g.c)`
`=> AB=DC` (hai cạnh tương ứng)
`hat(MAB)=hat(MDC)` (hai góc tương ứng)
Mà `hat(MAB)` và `hat(MDC)` ở vị trí so le trong nên `AB` // `CD`
Vì `AB⊥AC` (`△ABC` vuông tại `A`) `=> CD⊥AC => hat(ACD)=90^o`
Xét `△ABC` và `△CDA` có:
`AB=DC` (chứng minh trên)
`hat(BAC)=hat(DCA) (=90^o)`
`AC` là cạnh chung
`=> △ABC=△CDA` `(c.g.c)`
`=> BC=DA` (hai cạnh tương ứng)
Do đó: `AM=1/2BC` (vì `MA=1/2DA`)