Bài tập

star

Câu hỏi số

1/10

clock

Điểm

0

Trên tổng số 100

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Điểm 0

Câu 1

Chọn đáp án đúng nhất

Trong một tam giác đều, số đo mỗi góc bằng:

`45^o`

`60^o`

`30^o`

`90^o`

Xem gợi ý

Gợi ý

Dựa vào tính chất của tam giác đều

Đáp án đúng là:

`60^o`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Trong tam giác đều, ba góc bằng nhau và số đo mỗi góc bằng: `180^o:3=60^o`

Câu 2

Chọn đáp án đúng nhất

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Tam giác cân là tam giác có ba góc bằng nhau

Tam giác đều là tam giác có hai cạnh bằng nhau

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau

Tam giác đều là tam giác có hai góc bằng nhau

Xem gợi ý

Gợi ý

Dựa vào định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác đều.

Đáp án đúng là:

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Theo định nghĩa, tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau.

Do đó phát biểu đúng là: “Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau”

Câu 3

Chọn đáp án đúng nhất

Một tam giác cân có số đo góc ở đỉnh bằng `50^°`. Số đo mỗi góc ở đáy của tam giác cân đó là:

`50^°`

`55^°`

`60^°`

`65^°`

Đáp án đúng là:

`65^°`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau, mà số đo góc ở đỉnh là `50^°` nên tổng số đo hai góc ở đáy là:

`180^° - 50^° = 130^°`  (ĐL tổng các góc trong tam giác)

Vậy số đo mỗi góc ở đáy của tam giác cân đó là:

`130^° : 2 =``65^°`

Câu 4

Chọn đáp án đúng nhất

Tam giác `ABC` có `\hat(B)=\hat(C)=45^o`. Khi đó tam giác `ABC` là tam giác gì?

(Chọn đáp án đúng nhất)

Tam giác cân

Tam giác đều

Tam giác vuông cân

Tam giác vuông

Xem gợi ý

Gợi ý

Tính số đo `\hat(A)` (Dựa vào định lí tổng các góc trong một tam giác)

Từ số đo các góc trong `triangleABC` đưa ra kết luận.

Đáp án đúng là:

Tam giác vuông cân

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào `triangleABC` ta có:

`\hat(A)+\hat(B)+\hat(C)=180^o`

`=>\hat(A)=180^o-(\hat(B)+\hat(C))=180^o-(45^o +45^o)=90^o`

`triangleABC` có `\hat(A)=90^o;\hat(B)=\hat(C)=45^o` nên `triangleABC` là tam giác vuông cân.

Câu 5

Chọn đáp án đúng nhất

Cho biết phát biểu sau đúng hay sai?

“Nếu một tam giác là tam giác đều thì tam giác đó cũng là tam giác cân”

Đúng

Sai

Xem gợi ý

Gợi ý

Dựa vào định nghĩa của tam giác cân, tam giác đều

Đáp án đúng là:

Đúng

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

Do đó nó cũng là một tam giác cân (Vì thỏa mãn điều kiện của tam giác cân là có hai cạnh bằng nhau).

Câu 6

Điền đáp án đúng

Cho tam giác `ABC` cân tại `A`. Biết `\hat(C)=30^o`. Tính các góc còn lại của tam giác

`\hat(A)=`  độ

`\hat(B)=`  độ

Xem gợi ý

Gợi ý

Bước 1: Dựa vào tính chất các góc trong tam giác cân chỉ ra số đo góc `B`

Bước 2: Từ số đo các góc `B;C` áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác để chỉ ra số đo của góc `A`

Đáp án đúng là:

`\hat(A)=120^o;\hat(B)=30^o`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

`triangleABC` cân tại `A=>\hat(B)=\hat(C)=30^o` (tính chất tam giác cân)

Mà `\hat(A)+\hat(B)+\hat(C)=180^o` (định lí tổng 3 góc trong tam giác)

`=>\hat(A)=180^o-(\hat(B)+\hat(C))=180^o-(30^o +30^o)`

`=180^o-60^o=120^o`

Vậy `\hat(A)=120^o;\hat(B)=30^o`

Câu 7

Chọn đáp án đúng nhất

Cho tam giác `ABC` cân tại `A`. Cho biết phát biểu nào sau đây là sai?

`\hat(C)=\hat(B)`

`\hat(C)=(180^o-\hat(A))/2`

`\hat(B)=2\hat(A)`

`\hat(A)=180^o-2\hat(C)`

Xem gợi ý

Gợi ý

 Dựa vào tính chất các góc trong tam giác cân để chỉ ra mối quan hệ độ dài giữa các góc `\hat(A);\hat(B);\hat(C)`

Đáp án đúng là:

`\hat(B)=2\hat(A)`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

 Do tam giác `ABC` cân tại `A` nên `\hat(B)=\hat(C)`

Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào `triangleABC` ta có:

`\hat(A)+\hat(B)+\hat(C)=180^o`

`=>\hat(A)=180^o-(\hat(B)+\hat(C))`

hay `\hat(A)=180^o-2\hat(C)`

`\hat(A)+\hat(B)+\hat(C)=180^o`

`=>\hat(B)=\hat(C)=(180^o-\hat(A))/2` hay `\hat(C)=(180^o-\hat(A))/2`

Vậy phát biểu sai là `\hat(B)=2\hat(A)`

Câu 8

Điền đáp án đúng

Một tam giác cân có số đo góc ở đáy gấp hai lần số đo góc ở đỉnh.

Số đo góc ở đỉnh của tam giác cân đó là: ˚

Số đo góc ở đáy của tam giác cân đó là: ˚

Xem gợi ý

Gợi ý

Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau.

Đáp án đúng là:

Số đo góc ở đỉnh của tam giác cân đó là: `36^o`

Số đo góc ở đáy của tam giác cân đó là:  `72^o`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Gọi số đo góc ở đỉnh của tam giác cân đó là: `x` độ.

Khi đó số đo mỗi góc ở đáy của tam giác đó là:  `2x` độ.

Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác ta có:

`x+2x+2x=180^o`

`=> 5x=180^o`

`=> x=180^o : 5=36^o`

`=> 2x=36^o .2=72^o`

Vậy số đo góc ở đỉnh của tam giác cân đó là: `36^o`

      số đo góc ở đáy của tam giác cân đó là:  `72^o`.

Câu 9

Điền đáp án đúng

Cho hình vẽ sau. Biết `AB=3cm;AC=3cm;\hat(ACD)=50^o;\hat(CAD)=80^o`

Có  tam giác cân trên hình vẽ

Xem gợi ý

Gợi ý

Dựa vào các cạnh và các góc đã cho để chỉ ra các tam giác cân

Sử dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác để chỉ ra thêm các góc chưa biết trên hình vẽ.

Đáp án đúng là:

Có `3` tam giác cân trên hình vẽ

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét `triangleABC` có `AB=AC=3cm`

`=>triangleABC` cân tại `A`

Xét `triangleACD` có: `\hat(ACD)=50^o;\hat(CAD)=80^o`

Mà `\hat(ADC)+\hat(ACD)+\hat(CAD)=180^o` (định lí tổng 3 góc trong tam giác)

`=>\hat(ADC)=180^o-(\hat(ACD)+\hat(CAD))=180^o-(50^o +80^o)`

`=180^o-130^o=50^o`

Do đó `\hat(ADC)=\hat(ACD)=50^o=>\triangleACD`cân tại `A`

`=>AD=AC=3(cm)`

Xét `triangleABD` có: `AB=AD=3cm`

`=>triangleABD` cân tại `A`

Vậy có `3` tam giác cân là: `triangleABC; triangleACD; triangleABD`

Câu 10

Điền đáp án đúng

Tính số đo `x` trên hình vẽ:

`x=`  độ

Xem gợi ý

Gợi ý

Bước 1: Sử dụng tính chất của tam giác cân, tính số đo

Bước 2: Dựa vào tính chất góc ngoài của tam giác, tính chất tam giác cân kết hợp số đo đã biết để chỉ ra số đo `x`

Đáp án đúng là:

`x=35^o`

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Tam giác `ABC` cân tại `A` (vì `AB=AC`) có `\hat(A)=40^o` nên:

`\hat(B)=\hat(ACB)=(180^o-40^o)/2=70^o`

Mà `\hat(ACB)` là góc ngoài của tam giác `ACD` nên:

`\hat(ACB)=\hat(CAD)+\hat(CDA)`

Lại có: `triangleCAD` cân tại `C`

`=>\hat(CAD)=\hat(CDA)=x` (tính chất)

Nên `\hat(ACB)=\hat(CAD)+\hat(CDA)=2x`

`=>x=(\hat(ACB))/2=(70^o)/2=35^o`

Vậy `x=35^o`

zalo