Hướng dẫn giải chi tiết
Hình `3` có ba đường phân giác cùng đi qua một điểm (điểm `I`) nên đây là đáp án đúng.
Các hình `1;2;4` không có ba đường phân giác, mặc dù các đoạn thẳng xuất phát từ các đỉnh `A;B;C` cũng cùng đi qua một điểm.
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Trong các hình dưới đây, hình nào cho biết ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm?
Hình 1 | Hình 2 |
Hình 3 | Hình 4 |
Hình `1`
Hình `2`
Hình `3`
Hình `4`
Hình `3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Hình `3` có ba đường phân giác cùng đi qua một điểm (điểm `I`) nên đây là đáp án đúng.
Các hình `1;2;4` không có ba đường phân giác, mặc dù các đoạn thẳng xuất phát từ các đỉnh `A;B;C` cũng cùng đi qua một điểm.
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` có `I` là giao điểm của ba đường phân giác.
Kết luận nào dưới đây là đúng?
Điểm `I` gọi là trọng tâm `triangleABC`
Điểm `I` cách đều ba đỉnh của tam giác
Điểm `I` cách đều ba cạnh của tam giác
Điểm `I` nằm trên cạnh `BC`
Gợi ý
Dựa vào tính chất của ba đường phân giác trong tam giác.
Điểm `I` cách đều ba cạnh của tam giác
Hướng dẫn giải chi tiết
Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó.
Vì `I` là giao điểm của ba đường phân giác trong `triangleABC`
`=>I` cách đều ba cạnh của tam giác
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` có hai đường phân giác `BD` và `CE` cắt nhau tại `I`. Khi đó:
`AI` là trung tuyến kẻ từ `A`
`AI` là đường cao kẻ từ `A`
`AI` là đường trung trực cạnh `BC`
`AI` là phân giác của góc `A`
`AI` là phân giác của góc `A`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `triangleABC` có các đường phân giác `BD; CE` cắt nhau `I`
`=>I` là giao của ba đường phân giác trong `triangleABC`
`=>AI` cũng là phân giác góc `A`
Điền đáp án đúng
Tìm số đo `x` trên hình vẽ:
`x=` độ
Gợi ý
Dựa vào tính chất của các đường phân giác trong tam giác để chỉ ra số đo các góc trên hình vẽ
`x=35^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `triangleABC` có các tia phân giác góc `B` và góc `C` cắt nhau tại `I`
`=> I` là giao của ba đường phân giác trong `triangleABC`
`=>AI` cũng là tia phân giác góc `A`
Vậy ta có `x=35^o`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho biết phát biểu sau đúng hay sai?
"Trong một tam giác, đường phân giác xuất phát từ đỉnh của tam giác thì đi qua trung điểm của cạnh đối diện."
Đúng
Sai
Gợi ý
Dựa vào tính chất của đường phân giác trong tam giác
Sai
Hướng dẫn giải chi tiết
Trong một tam giác, đường phân giác xuất phát từ một đỉnh chưa chắc đi qua trung điểm của cạnh đối diện.
Vì vậy phát biểu trên là sai.
Chọn đáp án đúng nhất
Cho biết nhận xét sau đúng hay sai?
“Nếu tam giác `ABC` cân tại `A` có `AM` là đường trung tuyến thì `AM` cũng là đường phân giác của tam giác `ABC`”
Đúng
Sai
Gợi ý
Sử dụng tính chất của đường trung tuyến trong tam giác kết hợp chứng minh các tam giác bằng nhau để kiểm tra nhận xét trên.
Đúng
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `triangleABC` cân tại `A` có đường trung tuyến `AM`
Khi đó `M` là trung điểm của `BC=>MB=MC` (tính chất trung điểm)
Xét `triangleAMB` và `triangleAMC` có:
`AB=AC` (`triangleABC` cân tại `A`)
`\hat(B)=\hat(C)` (`triangleABC` cân tại `A`)
`BM=CM` (cmt)
`=>triangleAMB=triangleAMC (c.g.c)`
`=>\hat(BAM)=\hat(CAM)` (hai góc tương ứng)
`=>AM` là đường phân giác của `triangleABC`
Vậy nhận xét trên là đúng.
Chọn đáp án đúng nhất
Cho biết khẳng định sau đúng hay sai?
“Nếu một tam giác là tam giác đều thì thì trọng tâm của tam giác đó cách đều ba cạnh của tam giác đó”
Đúng
Sai
Gợi ý
Sử dụng tính chất của đường trung tuyến trong tam giác kết hợp chứng minh các tam giác bằng nhau để kiểm tra nhận xét trên.
Đúng
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `triangleABC` có các đường trung tuyến `AD; BE; CF` cắt nhau tại `G`
Khi đó `G` là trọng tâm của `triangleABC`
Vì `AD` là đường trung tuyến nên `D` là trung điểm của `BC=>DB=DC`
Xét `triangleADB` và `triangleADC` có:
`AB=AC` (`triangleABC` đều)
`AD`: cạnh chung
`DB=DC` (cmt)
`=>triangleADB=triangleADC` (c.c.c)
`=>\hat(DAB)=\hat(DAC)` (hai góc tương ứng)
`=>AD` là đường phân giác trong `triangleABC`
Chứng minh tương tự, ta cũng có `BE; CF` là các đường phân giác của `triangleABC`
Mà các đường phân giác `AD; BE; CF` cắt nhau tại `G`
`=>` Điểm `G` cách đều ba cạnh của `triangleABC`
Vậy khẳng định trên là đúng.
Điền đáp án đúng
Cho tam giác `ABC` cân tại `A` có `\hat(A)=40^o`, ba đường phân giác đồng quy tại `I`. Tính số đo `\hat(BIC)`?
`\hat(BIC)=` độ
Gợi ý
Bước 1: Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác để tính `\hat(B); \hat(C)`
Bước 2: Từ `\hat(B);\hat(C)` chỉ ra số đo các góc `\hat(IBC);\hat(ICB)`
Bước 3: Từ `\hat(IBC);\hat(ICB)` áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác để tính `\hat(BIC)`
`\hat(BIC)=110^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `triangleABC` cân tại `A` nên ta có: `\hat(B)=\hat(C)=(180^0-\hat(A))/2=(180^o-40^o)/2=70^o`
Vì `I` là giao của ba đường phân giác trong `triangleABC`
`=>\hat(B_1)=1/2\hat(B)=1/2 .70^o=35^o`; `\hat(C_1)=1/2\hat(C)=1/2 .70^o=35^o`
Xét `triangleBIC` có: `\hat(BIC)+\hat(B_1)+\hat(C_1)=180^o` (Định lí tổng các góc trong tam giác)
`=>\hat(BIC)=180^o-(\hat(B_1)+\hat(C_1))=180^o-(35^o +35^o)=110^o`
Vậy `\hat(BIC)=110^o`
Chọn đáp án đúng nhất
Cho tam giác `ABC` cân tại `A`. Đường phân giác `BD,CE` của góc `B` và `C` cắt nhau tại `O`. Từ `O` kẻ `OH, OK` vuông góc với `AB,AC`.
Cho biết nhận xét nào sau đây là sai?
`triangleBCD=triangleCBE`
`OB=OC`
`OH=OK`
`OA=OE`
Gợi ý
Sử dụng tính chất đường phân giác của tam giác để kiểm tra các nhận xét trên.
`OA=OE`
Hướng dẫn giải chi tiết
Vì `BD; CE` là các đường phân giác của `triangleABC` (gt) `=>\hat(B_1)=\hat(B_2)=1/2\hat(B); \hat(C_1)=\hat(C_2)=1/2\hat(C)`
Mà `\hat(B)=\hat(C)` (do `triangleABC` cân tại `A`) `=>\hat(B_2)=\hat(C_2)`
Xét `triangleBCD` và `triangleCBE` có: `\hat(B_2)=\hat(C_2)` (cmt); `BC`: cạnh chung; `\hat(EBC)=\hat(DCB)` (do `triangleABC` cân tại `A`)
`=>triangleBCD=triangleCBE` (g.c.g)
Xét `triangleOBC` có: `\hat(B_2)=\hat(C_2)` (cmt)
`=>triangleOBC` cân tại `O=>OB=OC`
Vì các đường phân giác `BD, CE` của góc `B` và góc `C` cắt nhau tại `O`
`=>O` là giao điểm các đường phân giác trong `triangleABC`
`=>O` cách đều các cạnh `AB;AC;BC`
`=>OH=OK`
Vậy khẳng định sai là `OA=OE` (chưa đủ cơ sở so sánh)
Điền đáp án đúng
Cho tam giác `ABC` có ba đường phân giác đồng quy tại `I`. Biết `\hat(BIC)=125^o`. Tính `\hat(BAC)`?
`\hat(BAC)=` độ
Gợi ý
Bước 1: Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác để tính tổng `\hat(IBC)+\hat(ICB)`
Bước 2: Từ `\hat(IBC)+\hat(ICB)`, sử dụng tính chất của tia phân giác suy ra `\hat(B)+\hat(C)`
Bước 3: Từ `\hat(B)+\hat(C)`, áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác để tính `\hat(BAC)`
`\hat(BAC)=70^o`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét `triangleBIC` có: `\hat(BIC)+\hat(B_1)+\hat(C_1)=180^o` (Định lí tổng ba góc trong tam giác)
`=>\hat(B_1)+\hat(C_1)=180^o-\hat(BIC)=180^o-125^o=55^o`
Do `BI` và `CI` là phân giác các góc `B` và `C` của `triangleABC` nên ta có:
`\hat(B)+\hat(C)=2.(\hat(B_1)+\hat(C_1))=2.55^o=110^o`
Xét `triangleABC` có: `\hat(A)+\hat(B)+\hat(C)=180^o` (Định lí tổng các góc trong tam giác)
`=>\hat(A)=180^o-(\hat(B)+\hat(C))=180^o-110^o=70^o`
Vậy `\hat(BAC)=70^o`