Đang tải [MathJax]/jax/output/CommonHTML/fonts/TeX/fontdata.js

 

 

 

Bài tập

star star star

Câu hỏi số

1/10

clock

Điểm

0

Trên tổng số 100

Bật/ Tắt âm thanh báo đúng/sai

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Điểm 0

Câu 1

Chọn đáp án đúng nhất

Cho parabol (P):y=x2 và đường thẳng d:y=2mx-2m+1. Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm có hoành độ x1;x2 thỏa mãn x21 .

m=2

m=-1

m=-3

m=2 ; m=-1

Đáp án đúng là:

m=2 ; m=-1

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có

       x^2 = 2mx - 2m +1

<=> x^2 - 2mx +2m -1=0 (**)

Ta có: Delta= 4m^2 – 4 (2m – 1)

=> Delta = 4m^2 – 8m + 4

=> Delta = 4 (m – 1)^2  >=  0  forall m

=> Phương trình (**) luôn có hai nghiệm x_1; x_2 với mọi m

=>  (d) luôn cắt (P) tại hai điểm có hoành độ x_1; x_2

Theo hệ thức Vi-ét ta có:

{(x_1 + x_2 = 2m) , (x_1.x_2 = 2m-1) :}

Xét x_1^2 + x_2^2 = 10

<=> (x_1+x_2)^2 - 2x_1.x_2 = 10

<=> 4m^2 - 2(2m-1) = 10

<=> 4m^2 - 4m +2-10=0

<=> 4m^2 -4m -8=0

<=> m^2-m-2=0

<=> (m+1)(m-2)=0

<=> [(m=2) , (m=-1) :}

Vậy m = 2m = −1 là các giá trị cần tìm

Câu 2

Điền đáp án đúng

Cho parabol (P): y = x^2 và đường thẳng d:y=3x+m-1. Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm có hoành độ x_1;x_2 thỏa mãn (x_1+1)(x_2+1)=1.

Giá trị của mm=   

Đáp án đúng là:

m=4

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có

       x^2=3x+m-1

<=> x^2-3x-m+1=0 (**)

Để (d) cắt (P) tại hai điểm có hoành độ x_1;x_2 thì phương trình (**) có hai nghiệm x_1;x_2

<=> Delta >0

<=> (-3)^2 - 4(-m+1)>0

<=> 9 + 4m-4 > 0

<=> 4m > -5

<=> m > -5/4

=> m > -5/4 thì phương trình đã cho có 2 nghiệm x_1;x_2

Theo định lý Vi-ét ta có: 

       {(x_1 + x_2 = 3 ) , (x_1 . x_2 = -m+1) :}

Ta có:

       (x_1 + 1)(x_2+1)=1

<=> x_1.x_2 + x_1 + x_2 + 1=1

<=> -m+1+3 = 0

<=> m =4

Vậy m = 4 thì (d) cắt (P) tại hai điểm có hoành độ x_1;x_2 thỏa mãn (x_1+1)(x_2+1)=1.

Câu 3

Điền đáp án đúng

Cho parabol (P): y=x^2 và đường thẳng d:y=2(m+3)x - m^2 - 3 Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1;x_2 thỏa mãn (2x_1 - 1)(2x_2-1)=9

Giá trị của m cần tìm là m=   

Đáp án đúng là:

m=2

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có

       x^2 = 2(m+3)x - m^2 - 3

<=> x^2 -2(m+3)x + m^2 + 3 = 0 (**)

Có  Delta^' = [-(m+3)]^2 - 1.(m^2 + 3)

=> Delta^' = (m+3)^2 - m^2 - 3

=> Delta ^' = 6m+6

Để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1; x_2 thì phương trình (**) có hai nghiệm phân biệt x_1; x_2

<=> Delta^' > 0

<=> 6m+6 > 0

<=> m > -1

Có  (2x_1-1)(2x_2-1)=9

<=> 4x_1x_2 - 2(x_1+x_2) + 1= 9 (1)

Theo định lý Vi-ét, ta có:

       {(x_1+x_2 = 2(m+3)) , (x_1x_2=m^2+3):}  

Thay vào (1) ta được  

        4(m^2+3) -4(m+3)+1=9

<=> 4m^2-4m-8=0

<=>m^2-m-2=0

<=>(m+1)(m-2)=0

<=>m=-1 (loại)

       m=2 (thỏa mãn)

Vậy  m=2 là giá trị cần tìm.

Câu 4

Điền đáp án đúng

Cho parabol (P): y = x^2 và đường thẳng d: y = 2(m-1) x - 2m + 4 Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1;x_2 sao cho biểu thức A = x_1^2 + x_2^2 đạt giá trị nhỏ nhất.

Giá trị của mm =

Đáp án đúng là:

m =3/2

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d)

       x^2 = 2(m-1)x - 2m +4

<=> x^2 - 2(m-1)x + 2m -4 = 0

Có Delta^' = [-(m-1)]^2 - 1.(2m-4)

=> Delta ^' = (m-1)^2 - 2m +4

=> Delta ^ ' = m^2 -4m +5

=> Delta^' = (m-2)^2 + 1> 0 forall m

Do đó phương trình đã cho luôn có hai nghiệm x_1;x_2 phân biệt với mọi m

Theo định lý Vi-ét, ta có:

{ (x_1 + x_2 = 2m-2) , (x_1x_2 = 2m-4) :}

Có A = x_1^2 + x_2^2 + 2x_1x_2 - 2x_1x_2

=> A=(x_1+x_2)^2 - 2x_1x_2

=> A = (2m-2)^2 - 2(2m-4)

=> A = 4m^2 - 12m+12

=> A = (2m-3)^2 + 3 >= 3 forall m

Vậy GTNN của A=3 khi 2m-3=0 <=> m=3/2

Câu 5

Chọn đáp án đúng nhất

Cho Parabol (P): y=2x^2 và (d): y = (m+3)x-m (m là tham số). Khi (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1; x_2 thì giá trị nhỏ nhất của A= abs(x_1-x_2) là bao nhiêu?

1

sqrt2

sqrt3

2sqrt2

Đáp án đúng là:

sqrt2

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có:

       2x^2 = (m+3)x - m

<=> 2x^2 - (m+3)x + m = 0 (**)

Để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1; x_2 thì phương trình (**)2 nghiệm phân biệt x_1; x_2

<=> Delta > 0

<=> (m+3)^2 - 8m >0

<=> m^2 + 6m +9 - 8m > 0

<=> (m-1)^2 + 8 > 0 (luôn đúng)

=> Phương trình (**) luôn có 2 nghiệm phân biệt x_1; x_2

Theo định lý Vi-ét ta có:

{(x_1 + x_2 = (m+3)/2) , (x_1x_2 = m/2) :}

Ta có:

     A=abs(x_1 - x_2)

=> A = sqrt((x_1-x_2)^2)

=> A = sqrt((x_1+x_2)^2 - 4x_1x_2)

=> A= sqrt (((m+3)/2)^2 - 4. m/2

=> A = sqrt((m^2+6m+9)/4 - (8m)/4)

=> A = sqrt (((m-1)^2 +8)/4

=> A >= sqrt2

GTNN của A là sqrt2 khi m = 1

Câu 6

Chọn đáp án đúng nhất

Cho Parabol (P): y = -x^2 và đường thẳng d: y = kx-1. Biết A, B là giao điểm của (d)(P)A có hoành độ là x_1, B có hoành độ là x_2. Khẳng định abs(x_1 - x_2) >= 2 là đúng hay sai?

Đúng

Sai

Đáp án đúng là:

Đúng

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P):

      -x^2 = kx - 1

<=> x^2 + kx -1 = 0 (**)

Delta = k^2 - 4.1.(-1)

=> Delta = k^2+4>0 forall k 

Suy ra (**) luôn có hai nghiệm phân biệt x_1;x_2

Do đó (d) luôn cắt (P) tại hai điểm A,B phân biệt

Theo định lý Vi-ét, ta có:

       {(x_1 + x_2 = -k) , (x_1x_2 = -1) :}

Xét abs(x_1-x_2)^2

= (x_1-x_2)^2

= (x_1+x_2)^2 - 4x_1x_2

=(-k)^2 - 4.(-1)

= k^2 + 4 >= 4

=> abs(x_1 - x_2) >= 2

Khẳng định đã cho là đúng.

Câu 7

Điền đáp án đúng

Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho parabol (P): y=x^2 cắt đường thẳng d: y = mx - 2 tại hai điểm phân biệt A(x_1 ; y_1)B(x_2 ; y_2) thỏa mãn y_1 + y_2 = 2(x_1 + x_2) - 1

Giá trị của mm=   

Đáp án đúng là:

m=3

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có:

       x^2 = mx -2

<=> x^2 - mx + 2 = 0 (**)

Để (P) cắt (d) tại hai điểm phân biệt thì phương trình  (**) có hai nghiệm phân biệt

<=> Delta = m^2 - 8 >0

<=> m^2 > 8

<=> absm > sqrt8

Khi ấy x_1;x_2 là nghiệm của phương trình (**)

Theo hệ thức Vi-ét ta có :

       {(x_1 + x_2 = m) , (x_1x_2 = 2) :}

Ta có : y_1 = mx_1 -2y_2 = mx_2 - 2

       y_1 + y_2 = 2(x_1 + x_2) - 1

<=> m(x_1 + x_2) - 4 = 2(x_1 + x_2) - 2

<=> m^2 - 4 = 2m -1

<=> m^2 - 2m - 3 = 0

<=> [(m=-1) , (m=3) :}

Ta có m=3 thỏa mãn điều kiện

Vậy với m=3 thì (P) cắt (d) tại hai điểm thỏa mãn điều kiện đề bài

Câu 8

Chọn đáp án đúng nhất

Tìm tham số m để đường thẳng d: y = 2(m-2)x - 2m + 5 cắt parabol (P): y = x^2 tại 2 điểm có hoành độ x_1, x_2 sao cho x_1(1 − x_2) + x_2(1 – x_1) < 4

m>1

m<0

m>2

m<3

Đáp án đúng là:

m>1

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có

      x^2 = 2(m – 2)x - 2m + 5

<=>x^2 – 2(m – 2)x + 2m – 5 = 0 (**)

Ta có: Delta ^ ' = (m – 2)^2 – 2m + 5

=> Delta ^' = m^2 – 6m + 9

=> Delta ^' = (m – 3)^2 ≥ 0 forall  m

Nên phương trình luôn có hai nghiệm x_1; x_2

Theo hệ thức Vi - ét ta có:

       {(x_1 + x_2 = 2m-4) , (x_1 . x_2 = 2m -5) :}

Xét x_1(1 − x_2) + x_2(1 – x_1) < 4

<=> (x_1 + x_2) - 2x_1 x_2 - 4 < 0

<=> 2m - 4 - 2.(2m-5) - 4 < 0

<=>-2m + 2 < 0

<=> m > 1

Vậy m > 1 là giá trị cần tìm

 

Câu 9

Chọn đáp án đúng nhất

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): y = 2mx - m^2 + 1 và Parabol (P): y = x^2. Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1;x_2 thỏa mãn 1/x_1 + 1/x_2 = (-2)/(x_1x_2) + 1

m=1

m=0

m=2

m=3

Đáp án đúng là:

m=3

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có:

       x^2 = 2mx - m^2 + 1

<=> x^2 - 2mx + m^2 - 1 = 0 (**) 

Để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt thì phương trình (**) có hai nghiệm phân biệt

<=> Delta ^ ' > 0

<=> (-m)^2 - 1.(m^2-1) > 0

<=> 1 > 0 (luôn đúng forall m)

=> Phương trình (**) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m

Vậy (d) luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt với mọi m

Theo hệ thức Vi-ét ta có:

{ (x_1 + x_2 = 2m) , (x_1 . x_2 = m^2 - 1) :}   

Điều kiện: x_1x_2 != 0

=> m^2 - 1 != 0 <=> m != +-1

Ta có:

        1/x_1 + 1/x_2 = (-2)/(x_1x_2) + 1

<=> (x_1+x_2)/(x_1x_2) = (-2)/(x_1x_2) + (x_1x_2)/(x_1x_2)

=> x_1 + x_2 = -2 + x_1x_2

=> 2m = -2 + m^2 -1

<=> m^2 - 2m - 3 = 0

<=> (m+1)(m-3)=0

<=> [ (m =-1 (KTM)) , (m=3 (TM)) :}

 Vậy m = 3 thì (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1;x_2 thỏa mãn 1/x_1 + 1/x_2 = (-2)/(x_1x_2) + 1.

Câu 10

Điền đáp án đúng

Cho Parabol (P): y = x^2 và đường thẳng d: y = (m+5)x - 3m - 6 (m là tham số). Tìm m để (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt có hoành độ x_1; x_2 có độ dài là 2 cạnh góc vuông có cạnh huyền bằng 5.

Giá trị cần tìm của m cần tìm là m=   

Đáp án đúng là:

m=2

Kiểm tra

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d)(P) ta có:

       x^2 = (m+5)x - 3m -6

<=> x^2 - (m+5)x + 3m +6 = 0 (**)

Để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x_1; x_2 thì phương trình (**)2 nghiệm phân biệt x_1; x_2

<=> Delta > 0

<=> (m+5)^2 - 4(3m+6) > 0

<=> m^2 + 10m + 25 - 12m - 24 > 0

<=> (m-1)^2 > 0

<=> m != 1

=> m != 1 phương trình (**) luôn có 2 nghiệm phân biệt x_1; x_2

 Theo định lý Vi-ét ta có:

       { (x_1 + x_2 = m +5) , (x_1x_2 = 3m +6) :}

Để x_1; x_2 là độ dài hai cạnh góc vuông của tam giác vuông có cạnh huyền là 5 thì

=> { (x_1 > 0) , (x_2 > 0) , (x_1^2 + x_2^2 = 25) :}

<=> { (x_1 + x_2 > 0) , (x_1x_2 > 0) , ((x_1+x_2)^2 - 2x_1x_2 = 25) :}

<=> { (m > -5) , (m > -2) , (m^2 + 10m + 25 - 6m -12 = 25) :}

<=> { (m > -2) , (m^2 + 4m -12 = 0 (1)) :}

Giải phương trình (1) ta có:

       m^2 + 4m -12 = 0

<=> (m-2)(m+6)=0

<=> [(m=2 ),(m=-6) :}

Kết hợp với điều kiện m > -2 suy ra m =2

Vậy m=2 thì (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt có hoành độ x_1; x_2 có độ dài là 2 cạnh góc vuông có cạnh huyền bằng 5.

zalo