Gợi ý
Thay `x=2` vào vế trái và vế phải của phương trình, nếu hai vế của phương trình cùng nhận một giá trị thì `x=2` là nghiệm của phương trình đó.
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn nhiều đáp án đúng
Xét xem `x=2` là nghiệm của phương trình nào trong các phương trình sau
`2x-4=3x-6`
`5x-6=7x-4`
`x(x-2)=2x`
`1-x=-x^2+3`
`sqrt(x+2)=x^2-2`
Gợi ý
Thay `x=2` vào vế trái và vế phải của phương trình, nếu hai vế của phương trình cùng nhận một giá trị thì `x=2` là nghiệm của phương trình đó.
`2x-4=3x-6`
,`1-x=-x^2+3`
,`sqrt(x+2)=x^2-2`
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta thấy với `x=2` thì
`2.2-4=3.2-6=0`
`1-2=-2^2+3=-1`
`sqrt(2+2)=2^2-2=2`
Vậy `x=2` là nghiệm của phương trình `2x-4=3x-6` ; `1-x=-x^2+3` ; `sqrt(x+2)=x^2-2`
Chọn nhiều đáp án đúng
Phương trình nào sau đây có vế trái là đa thức một biến với bậc một ?
`3x+7=0`
`1/x+1/y=0`
`4z^4+t^2+1=0`
`-1/3y+2=0`
`1-3/5y^2=0`
`z/1001-2015=0`
`3x+7=0`
,`-1/3y+2=0`
,`z/1001-2015=0`
Hướng dẫn giải chi tiết
Các phương trình có vế trái là đa thức một biến với bậc một là
`3x+7=0` ; `-1/3y+2=0` ; `z/1001-2015=0`
Điền đáp án đúng
Phương trình `1/6.x - 1/2 = 4/3` có nghiệm là `x =`
Gợi ý
Thực hiện phép tính, tìm số bị trừ `(1/6.x)` sau đó tìm `x`
`11`
Hướng dẫn giải chi tiết
`1/6 . x -1/2= 4/3`
`1/6 . x = 4/3 + 1/2`
`1/6 . x=8/6+3/6`
`1/6 . x=11/6`
`x=11/6 : 1/6`
`x=11`
Vậy phương trình trên có nghiệm `x = 11`
Chọn đáp án đúng nhất
Tập nghiệm của phương trình: `2x - 1 = 7 -2x` là
`S = {2}`
`S = {3/2}`
`S = {1}`
`S= cancelO`
Gợi ý
Tìm nghiệm của phương trình: `2x - 1 = 7 -2x` bằng cách chuyển vế và tìm `x`
`S = {2}`
Hướng dẫn giải chi tiết
`2x-1 = 7-2x`
`2x + 2x = 7 + 1`
`4x = 8`
`x = 2`
Vậy phương trình trên có tập nghiệm `S={2}`
Chọn đáp án đúng nhất
Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm `S = {cancelO}`
B. Phương trình tương đương là phương trình có cùng một nghiệm
C. Phương trình vô nghiêm có tập nghiệm `S = cancelO`
D. Mọi phương trình một ẩn luôn có một nghiệm
C. Phương trình vô nghiêm có tập nghiệm `S = cancelO`
Hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án `C`
Câu `A` sai. Sửa lại: Phương trình vô nghiêm có tập nghiệm `S = cancel O`
Câu `B` sai. Sửa lại: Phương trình tương đương là phương trình có cùng tập nghiệm
Câu `D` sai. Sửa lại: Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm,.. cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm
Chọn đáp án đúng nhất
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có:
Không có nghiệm nào giống nhau
Chỉ có một nghiệm giống nhau
Chỉ có hai nghiệm giống nhau
Tập nghiệm giống nhau
Tập nghiệm giống nhau
Hướng dẫn giải chi tiết
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng tập nghiệm
Nối những đáp án đúng với nhau
Nối mỗi phương trình sau theo các nghiệm của nó
Gợi ý
Tìm nghiệm `x` của mỗi phương trình
Phương trình (`1`): tìm số trừ (`x`)
Phương trình (`2`) và phương trình (`4`): chuyển vế và tìm `x`
Phương trình (`3`) tìm số hạng chưa biết (`7x`) sau đó tìm `x`
Hướng dẫn giải chi tiết
`2,5 - x = 4`
`x = 2,5 - 4`
`x = -1,5`
Vậy phương trình trên có nghiệm `x = -1,5`
`2x+3=x-2`
`2x-x=-2-3`
`x=-5`
Vậy phương trình trên có nghiệm `x =-5`
`7x + 49 = 0`
`7x = -49`
`x = -49 : 7`
`x = -7`
Vậy phương trình trên có nghiệm `x = -7`
`12-x=2x+3`
`2x+x=12-3`
`3x=9`
`x=9:3`
`x=3`
Vậy phương trình trên có nghiệm `x = 3`
Điền đáp án đúng
Nghiệm của phương trình `(3x+8)/-4+(5x-2)/2=x/8+10` là
`x=`
`x=8`
Hướng dẫn giải chi tiết
`(3x+8)/-4+(5x-2)/2=x/8+10`
`(-2(3x+8))/8+(4(5x-2))/8=x/8+80/8`
`-2(3x+8)+4(5x-2)=x+80`
`-6x-16+20x-8=x+80`
`13x=104`
`x=8`
Vậy `x=8`
Chọn đáp án đúng nhất
Hoành độ giao điểm của đường thẳng `d:y=2x+6` với trục hoành là:
`y=3`
`x=-3`
`y=0`
`y=-3`
Gợi ý
Phương trình của trục hoành là `y=0`
`x=-3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có phương trình trục `Ox` là `y=0`
`=>`Thay `y=0` vào phương trình `y=2x+6` ta có
`0=2x+6`
`2x=-6`
`x=-3`
Vậy hoành độ giao điểm của `d` và trục hoành là `x=-3`
Chọn đáp án đúng nhất
Toạ độ giao điểm của hai đường thẳng `d_1:y=-x+4` và `d_2:y=3x-8` là:
`(1;3)`
`(-3;1)`
`(-3;-7)`
`(3;1)`
Gợi ý
Các bước tìm toạ độ giao điểm của hai đường thẳng `d_1:y=a_1x+b_1` và `d_2:y=a_2x+b_2` :
Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm của `d_1` và `d_2` ta có
`a_1x+b_1=a_2x+b_2`
Bước 2: Thay nghiệm `x` vào tìm được vào một trong hai phương trình `y=a_1x+b_1` hoặc `y=a_2x+b_2` để tìm được `y`
Bước 3: Kết luận: Toạ độ giao điểm của `d_1` và `d_2` là `(x;y)`
`(3;1)`
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét phương trình hoành độ giao điểm của `d_1` và `d_2` ta có
`-x+4=3x-8`
`-x-3x=-8-4`
`-4x=-12`
`x=3`
`y=-3+4=1`
Vậy toạ độ giao điểm của `d_1` và `d_2` là `(3;1)`