Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp đều
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Thể tích của hình chóp tam giác đều là:
Tích của diện tích đáy với chiều cao
Một phần hai tích của diện tích đáy với chiều cao
Một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao
Tích của nửa chu vi đáy và chiều cao
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp đều
Một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao
Hướng dẫn giải chi tiết
Thể tích của hình chóp tam giác đều bằng một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao.
`V=1/3 .S.h`
(`S`: diện tích đáy, `h`: chiều cao)
Điền đáp án đúng
Cho một hình chóp tam giác đều có diện tích đáy là `12` `cm^2` và chiều cao là `5` `cm`. Thể tích của hình chóp tam giác đều đó là `cm^3`
Gợi ý
`V=1/3 .S.h`
`20` `cm^3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Thể tích của hình chóp tam giác đều đó là:
`V=1/3 .S.h=1/3 .12.5=20` `(cm^3)`
Vậy `V=20` `cm^3`
Điền đáp án đúng
Thể tích hình chóp tam giác đều có đường cao bằng `2` và diện tích đáy bằng `6` là `V_1`
Thể tích hình chóp tứ giác đều có đường cao bằng `3` và diện tích đáy bằng `7` là `V_2`
Tỉ số thể tích `V_1/V_2` là:
`V_1/V_2=`
Biểu diễn kết quả dưới dạng phân số tối giản với mẫu dương
`V_1/V_2=4/7`
Hướng dẫn giải chi tiết
`V_1=1/3. 2.6=4`
`V_2=1/3. 3.7=7`
`=>` `V_1/V_2=4/7`
Điền đáp án đúng
Thể tích hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng `sqrt3` và đường cao bằng `2sqrt3` là
`V=`
(Biểu diễn kết quả dưới dạng phân số tối giản với mẫu dương)
Gợi ý
Học sinh tự chứng minh Diện tích tam giác đều có cạnh bằng `a` là `(a^2sqrt3)/4`
`V=3/2`
Hướng dẫn giải chi tiết
Diện tích mặt đáy là `(3sqrt3)/4`
Thể tích hình chóp tam giác đều là `1/3. 2sqrt3.(3sqrt3)/4=3/2`
Vậy `V=3/2`
Chọn đáp án đúng nhất
Tính thể tích của một hình chóp tam giác đều, biết rằng chiều cao của hình chóp là `sqrt3` `cm`, tam giác đáy có cạnh `2` `cm`.
`V=2` `cm^3`
`V=1` `cm^3`
`V=sqrt3` `cm^3`
`V=2sqrt3` `cm^3`
Gợi ý
Học sinh tự chứng minh Diện tích của tam giác đều có cạnh bằng `a` là `(a^2sqrt3)/4`
`V=1` `cm^3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Diện tích mặt đáy là `(2^2sqrt3)/4=sqrt3` `(cm^2)`
Thể tích hình chóp là `V=1/3. sqrt3. sqrt3=1` `(cm^3)`
Vậy `V=1` `cm^3`
Chọn đáp án đúng nhất
Thể tích của hình chóp tứ giác đều là:
Tích của diện tích đáy với chiều cao
Một phần hai tích của diện tích đáy với chiều cao
Một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao
Tích của nửa chu vi đáy và chiều cao
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều
Một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao
Hướng dẫn giải chi tiết
Thể tích của hình chóp tứ giác đều bằng một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao.
Điền đáp án đúng
Cho một hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy là `16` `cm^2` và chiều cao là `6` `cm`. Thể tích hình chóp là: `cm^3`
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích của hình chóp đều
`32` `cm^3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Thể tích của hình chóp tứ giác đều đó là
`V=1/3 .S.h`
`V=1/3. 16. 6=32` `(cm^3)`
Vậy `V=32` `cm^3`
Điền đáp án đúng
Thể tích của hình chóp tứ giác đều có chiều cao `9cm`, cạnh đáy `5cm` là
`V=` `cm^3`
`V=75cm^3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Diện tích mặt đáy là `5.5=25` `cm^2`
Thể tích hình chóp tứ giác là `1/3. 9.25=75` `cm^2`
Vậy `V=75cm^3`
Chọn đáp án đúng nhất
Một hình chóp tứ giác đều `S.ABCD` có cạnh bên `SA = 13cm` và độ dài cạnh đáy là `5sqrt2`.
Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều.
`200cm^3`
`150cm^3`
`180cm^3`
`210cm^3`
`200cm^3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng định lý Pytago vào các tam giác vuông ta có
+ `DeltaABC` vuông tại `B` có
`AC^2=BA^2+BC^2=(5sqrt2)^2+(5sqrt2)^2=100`
`=>AC=10cm=>OA=5cm`
+ `DeltaSOA` vuông tại `O` có
`SA^2=OA^2+SO^2`
`=>SO^2=SA^2-OA^2=13^2-5^2=144`
`=>SO=12cm`
Thể tích hình chóp tứ giác đều là
`V=1/3.S.h=1/3.(5sqrt2)^2. 12=200` `cm^3`
Vậy `V=200cm^3`
Điền đáp án đúng
Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều biết rằng chiều cao của hình chóp bằng `12 cm` và bán kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác đáy bằng một nửa chiều cao của hình chóp.
`V=` `cm^3`
Gợi ý
Bán kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác đáy `ABCD` là nửa đường chéo
`=>OA=OB=OC=OD=12/2=6` `cm`
`V=288cm^3`
Hướng dẫn giải chi tiết
Bán kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác đáy là `OA=12:2=6` `(cm)`
Áp dụng định lý Pytago vào tam giác `OAD` vuông tại `O` có
`AD^2=OA^2+OD^2=6^2+6^2=72`
Diện tích tứ giác đáy là: `AD^2=72`
Thể tích hình chóp là: `1/3. 72.12=288` `cm^3`
Vậy `V=288cm^3`