Hướng dẫn giải chi tiết
Xét hình hộp chữ nhật MNPQ.EFGH.
Ta thấy NF//ME và ME nằm trong mặt phẳng (MEHQ) nên NF//mp(MEHQ)
Do đó NF không vuông góc với mp(MEHQ)
Hotline: 1900 633 551
Điểm 0
Góp ý - Báo lỗi
Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình hộp chữ nhật MNPQ.EFGH. Cho biết đường thẳng nào không vuông góc với mặt phẳng (MEHQ)?
MN
NF
EF
GH
NF
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét hình hộp chữ nhật MNPQ.EFGH.
Ta thấy NF//ME và ME nằm trong mặt phẳng (MEHQ) nên NF//mp(MEHQ)
Do đó NF không vuông góc với mp(MEHQ)
Chọn đáp án đúng nhất
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’.
Cho biết các cặp mặt nào sau đây vuông góc với nhau?
mp (ABCD) và mp (A’B’C’D’)
mp (ABB’A’) và mp (CDD’C’)
mp (ADD’A’) và mp (CC’B’B)
mp (A’B’C’D’) và mp (BB’C’C)
Gợi ý
Dựa vào định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc
mp (A’B’C’D’) và mp (BB’C’C)
Hướng dẫn giải chi tiết
Xét hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
A’B’ ⊥ BB’; A’B’ ⊥ B’C’ nên A’B’ ⊥ mp (BB’C’C) tại B’
Mà A’B’ nằm trong mp (A’B’C’D’)
=> mp (A’B’C’D’) ⊥ mp (BB’C’C)
Điền đáp án đúng
Tính thể tích của hình hộp chữ nhật theo các kích thước đã cho ở hình dưới:
Thể tích hình hộp chữ nhật là V= (cm^3)
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
300
Hướng dẫn giải chi tiết
Thể tích hình hộp chữ nhật là V = 5.6.10 = 300 (cm^3)
Điền đáp án đúng
Tính thể tích của một hình lập phương biết cạnh của nó bằng 8 cm.
Thể tích của hình lập phương (cm^3)
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích hình lập phương
512
Hướng dẫn giải chi tiết
Thể tích của hình lập phương là V = 8^3 = 512 (cm^3)
Chọn đáp án đúng nhất
Một hố nhảy hình hộp chữ nhật có kích thước đáy là 4 m và 8 m. Người ta rải một lớp cát dày 20 cm. Thể tích của lớp cát bằng:
32 m^3
6,4 m^3
4,8 m^3
640 m^3
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
6,4 m^3
Hướng dẫn giải chi tiết
Đổi 20 cm = 0,2 m
Thể tích của lớp cát là V = 4.8.0,2 = 6,4 (m^3)
Vậy thể tích của lớp cát là 6,4 m^3
Điền đáp án đúng
Tính thể tích của một hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó bằng 150 cm^2.
Thể tích của hình lập phương (cm^3)
Gợi ý
Từ diện tích toàn phần suy ra diện tích mỗi mặt và cạnh hình lập phương.
Từ đó tính ra thể tích hình lập phương.
125
Hướng dẫn giải chi tiết
Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau, vậy diện tích mỗi mặt là:
150 : 6 = 25 (cm^2)
Độ dài cạnh hình lập phương là:
a = sqrt25 = 5 (cm)
Thể tích hình lập phương là: V=a^3=5^3= 125 (cm^3)
Chọn đáp án đúng nhất
Cho biết phát biểu sau đúng hay sai?
“Nếu hai đường thẳng (a) và (b) cùng vuông góc với đường thẳng (c) thì (a) song song với (b)"
Đúng
Sai
Sai
Hướng dẫn giải chi tiết
Phát biểu trên là sai. Chẳng hạn, xét hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
Ta thấy AB và AD cùng vuông góc với AA’ nhưng chúng không song song
Chọn đáp án đúng nhất
Nếu mỗi cạnh của một hình lập phương tăng lên 4 lần thì thể tích hình lập phương đó:
Tăng 8 lần
Tăng 64 lần
Tăng 16 lần
Giảm 4 lần
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích hình lập phương, so sánh thể tích hình lập phương lúc đầu và lúc sau.
Tăng 64 lần
Hướng dẫn giải chi tiết
Gọi cạnh của hình lập phương là a, ta có:
Thể tích hình lập phương lúc đầu là: V_1 = a^3
Thể tích hình lập phương lúc sau là: V_2 = (4a)^3 = 64a^3
=> V_2 / V_1 = (64a^3) / a^3 = 64 => V_2 = 64 V_1
Do đó thể tích hình lập phương lúc sau tăng 64 lần so với lúc đầu
Điền đáp án đúng
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 20 (cm); diện tích một đáy là 260 (cm^2); thể tích của hình chữ nhật bằng 2080 (cm^3).
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là (cm)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là (cm)
Gợi ý
Dựa vào công thức tính diện tích đáy và thể tích hình hộp chữ nhật.
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là 13(cm)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là 8(cm)
Hướng dẫn giải chi tiết
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là: 260 : 20 = 13 (cm)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 2080:(20.13)=8(cm)
Vậy chiều rộng bằng 13 (cm); chiều cao bằng 8 (cm)
Chọn đáp án đúng nhất
Hình lập phương A có cạnh bằng 2/3 cạnh hình lập phương B.
Hỏi thể tích hình lập phương A bằng bao nhiêu phần thể tích hình lập phương B?
2/9
27/8
8/27
4/9
Gợi ý
Dựa vào công thức tính thể tích hình lập phương
8/27
Hướng dẫn giải chi tiết
Gọi chiều dài một cạnh của hình lập phương A là a
Vì hình lập phương A có cạnh bằng 2/3 cạnh của hình lập phương B nên chiều dài một cạnh của hình lập phương B là 3/2 a
Thể tích của hình lập phương A là V_A=a^3
Thể tích của hình lập phương B là V_B= (3/2 a)^3=27/8 a^3
=> V_B=27/8 V_A
=> V_A=8/27 V_B
Vậy thể tích của hình lập phương A bằng 8/27 thể tích của hình lập phương B