`1`. Mối quan hệ giữa phép phép cộng các số giống nhau và phép nhân:
`4` `+` `4` `+` `4`
`4` chiếc bút được lấy `3` lần
Mỗi hình có `4` chiếc bút chì. `3` hình như vậy có: `4 + 4 + 4 = 12` ( chiếc bút chì)
Trong đó: `4 + 4 + 4` là tổng của `3` số hạng giống nhau, mỗi số hạng là `4`.
Ta chuyển thành phép nhân, ta viết như sau: `4 xx 3 = 12`
Đọc là: Bốn nhân ba bằng mười hai. Dấu "`xx` " được gọi là dấu nhân.
*Nhận xét:
`4 xx 3 = 4 + 4 + 4`
`3 xx 4 = 3 + 3 + 3 + 3`
`2`. Các dạng thường gặp:
Dạng `1`: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân
- Xác định giá trị của từng số hạng.
- Xác định số lượng số hạng bằng nhau trong tổng cho trước.
- Lấy hai số vừa tìm được nhân với nhau.
Ví dụ:
`3 + 3 + 3 + 3 = 3 xx 4`
Dạng `2`: Tính giá trị của phép nhân
- Em nhẩm theo phép cộng các số giống nhau để tìm được giá trị của phép nhân cần tìm.
Ví dụ:
`4 xx 4= 4 + 4 + 4 + 4 = 16`. Vậy: `4 xx 4 = 16`
Dạng `3`: Toán đố
- Đọc và phân tích đề: Bài toán thường cho giá trị các số giống nhau, yêu cầu tìm giá trị của một số nhóm.
- Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một số hạng nhân với số nhóm.
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
Ví dụ:
Mỗi con gà có `2` chân. Năm con gà như vậy sẽ có mấy chân ?
Cách giải:
Năm con gà như vậy có số chân là:
`2 xx 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10` (chân)
Đáp số: `10` chân.