`I.` Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được cách đọc và viết các số tròn trăm, tròn chục.
- Củng cố kĩ năng ước lượng số lượng đồ vật theo số tròn chục.
`II.` Kiến thức cần nhớ
`1.` Lý thuyết
Ví dụ: Các số `10 ; 20; 30; 110; 120`. là các số tròn chục
Các số `100; 200; 300; 400` là các số tròn trăm.
`2.` Các dạng toán:
`a)` Dạng `1`: Đọc, viết số tròn chục có ba chữ số:
Phương pháp :
- Đọc số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải: trăm, chục, đơn vị.
- Từ cách đọc số, em viết được số tròn trăm có ba chữ số thỏa mãn.
- Lưu ý: Các số tròn trăm đều có số hàng chục và hàng đơn vị là `0`.
Ví dụ: Các số tròn trăm từ `100` đến `300` là:
`100`: đọc là một trăm
`200`: đọc là hai trăm
`300`: đọc là ba trăm
`b)` Dạng `2`: Đếm thêm `1` trăm (hay `100` đơn vị)
Phương pháp: Trong dãy số tròn trăm, em đếm thêm một trăm hay một trăm đơn vị.
Ví dụ:
`c)` Dạng `3`: Ước lượng số hàng chục, hàng trăm
Phương pháp:
- Em ước lượng số lượng đồ vật đề bài yêu cầu
- Em thực hiện đếm để biết chính xác số lượng của vật đó (đếm thêm 1 chục hoặc 1 trăm)
Ví dụ:
Hướng dẫn:
- Trong lọ kẹo thứ nhất có 1 hàng ngang kẹo và lọ kẹo có 10 viên
- Trong lọ kẹo thứ hai có 2 hàng ngang kẹo và lọ kẹo có 20 viên
Tương tự:
- Lọ kẹo thứ ba có 3 hàng ngang kẹo, suy ra có 30 viên kẹo
- Lọ kẹo thứ tư có 5 hàng ngang kẹo, suy ra có 50 viên kẹo
- Lọ kẹo thứ năm có 10 hàng ngang kẹo, suy ra có 100 viên kẹo