I. Kiến thức cần nhớ:
Cách nhân số có `4` chữ số với số có `1` chữ số:
– Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái.
– Nếu kết quả có giá trị lớn hơn hoặc bằng `10` thì nhớ số chục lên hàng kế tiếp, chỉ viết chữ số hàng đơn vị.
Ví dụ:
- `3` nhân `1` bằng `3`, viết `3`
- `3` nhân `2` bằng `6`, viết `6`
- `3` nhân `6` bằng `18`, viết `8` nhớ `1`
- `3` nhân `2` bằng `6`, `6` cộng `1` bằng `7`, viết `7`
Kết quả: `2621 xx 3 = 7863`
II. Các dạng toán
Dạng `1`: Tính
Đề bài thường yêu cầu tính hoặc đặt tính rồi tính, ta áp dụng cách làm tương tự phần lý thuyết.
Dạng `2`: Toán đố
– Đọc và phân tích kĩ đề bài, chú ý từ khóa như “mỗi”; “một”… yêu cầu của bài toán
– Khi bài toán cho giá trị một nhóm và yêu cầu tìm giá trị của nhiều nhóm tương tự thì ta thường sử dụng phép nhân.
– Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả.
Dạng `3`: Tìm `x`
– Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
Dạng `4`: Tính giá trị của biểu thức
- Biểu thức chỉ có phép tính nhân thì thực hiện từ trái sang phải.
- Biểu thức có phép nhân và phép toán cộng/trừ thì thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện các phép toán cộng/trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
Dạng `5`: So sánh
– Tính giá trị của biểu thức (Dạng `4`)
– So sánh các giá trị vừa tìm được