1. Hệ thập phân
a. Tập hợp số tự nhiên:
+ Tập hợp các số tự nhiên: ℕ
+ Tập hợp các số tự nhiên khác 0: NN^**={1;2;3;4;5;...}
b. Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân:
+ Mỗi số tự nhiên được viết thành một dãy chữ số lấy trong mười chữ số 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9 (quy ước chữ số đầu tiên bên trái khác 0)
+ Vị trí các trữ số gọi là hàng. Cứ 10 đơn vị của một hàng bằng một đơn vị của hàng liền trước
+ Mỗi số tự nhiên bằng tổng giá trị các chữ số của nó
* Chẳng hạn số 321 807 263 598 đọc là ba trăm hai mươi mốt tỉ, tám trăm linh bảy triệu, hai trăm sáu mươi ba nghìn, năm trăm chín mươi tám. Lớp, hàng của số 321 807 263 598 được phân tích trong bảng sau:

2. Số La Mã không quá 30
Cách viết:
+ Sử dụng các chữ số I;V;X (có giá trị lần lượt là 1;5;10)
+ Các chữ số đó cùng với các cụm chữ số IV và IX (có giá trị là 4;9) là các thành phần viết nên số La Mã (giá trị các thành phần không thay đổi dù đứng ở bất kì vị trí nào)
+ Mỗi số La Mã có giá trị bằng tổng giá trị các thành phần viết nên nó
+ Không có số La Mã nào biểu diễn số 0
Bảng số La Mã từ 1 đến 30:

3. Thứ tự của các số tự nhiên
Ta có tập hợp tất cả số tự nhiên được kí hiệu là NN, nghĩa là NN = {0;1;2;3;...}
- Trong hai số tự nhiên, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu a nhỏ hơn b. Khi đó, ta viết a < b hoặc b > a.
- Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau, chẳng hạn 9 là số liền sau của 8 (còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.
- Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).
(Chú ý: số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất và không có số liền trước)
* Các kí hiệu ">=" và "<=".
- Ta dùng kí hiệu a <= b (đọc là a nhỏ hơn hoặc bằng b) để nói "a < b hoặc a=b".
Ví dụ: {x in NN | x <=2} = {0;1;2}
- Tương tự kí hiệu a >= b (đọc là a lớn hơn hoặc bằng b) để nói "a > b hoặc a=b".
- Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a <= b và b <= c thì a <= c.