Phép nhân và phép chia số tự nhiên
`1`. Phép nhân số tự nhiên
- Phép nhân hai số tự nhiên `a` và `b` cho ta một số tự nhiên gọi là tích của `a` và `b`.
Kí hiệu: `a×b` hoặc `a.b`
`a.b = a + a + a + …+ a` (`b` số hạng `a`)
Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số. Chẳng hạn: `x.y=xy;2.n=2n`
Ví dụ: Đặt tính nhân: `369. 12`
* Tính chất của phép nhân
- Tính chất giao hoán: `ab=ba`
- Tính chất kết hợp: `(ab)c=a(bc)`
- Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng: `a(b+c)=ab+ac`
Chú ý: Tích `(ab)c` hay `a(bc)` gọi là tích của ba số `a,b,c` và viết gọn là `abc`
`2`. Phép chia hết và phép chia có dư
Với hai số tự nhiên `a` và `b` đã cho (`b` khác `0`) ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên `q` và `r` sao cho `a=bq+r` trong đó `0 <= r < b`
+ Nếu `r=0` thì ta có phép chia hết `a:b=q;a` là số bị chia, `b` là số chia, `q` là thương
+ Nếu `r ne 0` thì ta có phép chia có dư `a:b=q` (dư `r`) `a` là số bị chia; `b` là số chia; `q` là thương và `r` là số dư
Ví dụ: thực hiện các phép chia sau: `3686:194` và `6798:154`
Bảng quan hệ
Quan hệ giữa số bị chia, số chia và thương trong phép chia hết
|
Quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương và số dư trong phép chia có dư
|
- Thương = Số bị chia : Số chia
- Số chia = Số bị chia : Thương
- Số bị chia = Thương `xx` Số chia
|
- Số bị chia = Số chia `xx` Thương + Số dư
- Thương = (Số bị chia `-` Số dư) : Số chia
- Số chia = (Số bị chia `-` Số dư) : Thương
|