Lũy thừa với số mũ tự nhiên
`1`. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
* Lũy thừa bậc `n` của số tự nhiên `a` là tích của `n` thừa số bằng nhau mỗi thừa số bằng `a`.
`a^n=ubrace(n.n.n.n....n)_(n" thừa số "a)` `(n in NN^**)`
`a^n` đọc là “`a` mũ `n`” hoặc “`a` lũy thừa `n`”, `a` là cơ số, `n` là số mũ.
Ví dụ: `2. 2. 2. 2. 2=2^5` cơ số là `2` và số mũ là `5`
Chú ý:
- `a^1=a`
- `a^2` cũng được gọi là `a` bình phương hay là bình phương của `a`
- `a^3` được gọi là `a` lập phương hay lập phương của `a`
- Các số `0; 1; 4; 9; …` gọi là các số chính phương
- Lũy thừa của `10 : 10^n = ubrace(100...0)_(n " chữ số " 0)`
Ví dụ: `10. 10. 10. 10 = 10^4 = 10 000`
`2`. Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số
* Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
`a^m. a^n =a^(m+n)`
Ví dụ: `3^2. 3^4 = (3. 3). (3. 3. 3. 3)=3^(2+4)=3^6`
* Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác `0`) ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:
`a^m : a^n=a^(m-n)` `(a ne0;m >=n)`
Chú ý: Ta quy ước `a^0=1` `(a ne0)`
Ví dụ: `3^8 : 3^3 =3^(8-3)=3^5; 5^6 : 5^6=5^(6-6)=5^0=1`