Thứ tự thực hiện phép tính
`1`. Biểu thức không chứa chữ
* Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
- Nếu chỉ có phép cộng trừ hoặc chỉ có phép nhân chia ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải
- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước rồi đến nhân và chia cuối cùng là đến cộng và trừ
Ví dụ: `2. 19+4=38+4=42`; `30-2^3. 3+1=30 - 8. 3+1=30 - 24+1=7`
* Đối với biểu thức có dấu ngoặc: Nếu biểu thức có chứa các dấu ngoặc tròn (); dấu ngoặc [ ]; dấu ngoặc {} thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước; rồi thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc nhọn.
Ví dụ:
`{12-[24-(2. 3^2 -1)]}. 2`
`={12-[24-(2. 9 -1)]}. 2`
`={12-[24-(18 -1)]}. 2`
`={12-[24-17]}. 2`
`={12-7}. 2=5. 2=10`
`2`. Biểu thức chứa chữ
Trong biểu thức có thể có chứa chữ. Muốn tính giá trị của biểu thức chứa chữ, phải biết các chữ được gán cho giá trị nào.
Ví dụ: Giá trị biểu thức `2x-1` khi `x=2` là `2. 2-1=4-1=3`
Giá trị biểu thức `a. b. c` khi `a=1;b=2;c=5` là `1. 2. 5 = 10`
Ví dụ: Tính `a^2 -2ab+b^2` khi `a=2;b=1`.
Giá trị biểu thức `a^2 -2ab+b^2` khi `a=2;b=1` là `2^2-2. 2. 1-1^2=4-4+1=1`