PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN.
`1`. Phép cộng hai số nguyên
* Mỗi số nguyên gồm có hai phần: phần dấu và phần số tự nhiên.
Ví dụ: Số `- 5` có phần dấu là dấu "`-`" và phần số tự nhiên là `5`;
Số `2` có phần dấu là "`+`" và phần số tự nhiên là `2`.
`a)` Phép cộng hai số nguyên cùng dấu
Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu: ta đặt phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt phần dấu trước kết quả.
Ví dụ: `2+6=+(2+6)=8;(-3)+(-6)=-(3+6)=-9`
`b)` Phép cộng hai số nguyên khác dấu
* Hai số nguyên đối nhau: với số nguyên dương, số đối của `a` là `-a` và số đối của `-a` là `a.`
(Chú ý: số đối của số `0` là chính nó)
Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
+ Tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng `0`
+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu của hai phần tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần tự nhiên lớn hơn.
+ Cộng với `0`: `x` là một số nguyên tùy ý thì `x+0=0+x=x`.
Ví dụ:
`(-9) + 9=0`
`12+(-6)=+(12-6)=6`
`(-15)+9=-(15-9)=-6`
`c)` Tính chất của phép cộng
+ Tính chất giao hoán: `a+b=b+a`
+ Tính chất kết hợp: `a+(b+c)=(a+b)+c`
+ Trong một tổng có thể đổi vị trí hay nhóm các số hạng một cách tùy ý.
`2`. Trừ hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên `a` cho số nguyên `b`, ta cộng `a` với số đối của `b`:
`a-b=a+(-b)`
Nếu `b+c=a` thì `c=a-b`.
Ví dụ: `15-20=15+(-20)=-(20-15)=-5`