`1`. Khái niệm phân số
Với `a, b ∊ ZZ, b ≠ 0`, ta gọi là một phân số.
Trong đó `a` là tử số và `b` là mẫu số của phân số đó.
`2`. Hai phân số bằng nhau
Hai phân số được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng biểu diễn một giá trị.
`3`. Quy tắc bằng nhau của hai phân số
Nếu `a/b=c/d` thì `a.d = b.c` `(a, b, c, d ∊ ZZ; b, d ≠ 0)`
Ngược lại nếu `a.d = b.c` thì ta có `a/b=c/d;a/c=b/d;b/a=d/c;c/a=d/b`
`4`. Tính chất cơ bản của phân số
Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác `0` thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
`a/b=(a.m)/(b.m)` với `m ∊ ZZ, m ≠ 0`
Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
`a/b=(a:n)/(b:n)` với `n ∊ ƯC(a, b)`
`5`. Rút gọn về phân số tối giản
Bước `1`: Tìm `ƯCLN` của tử và mẫu số sau khi đã bỏ đi dấu " – " (nếu có).
Bước `2`: Chia cả tử và mẫu cho `ƯCLN` vừa tìm được, ta được phân số tối giản.