`1`. Thu thập, tổ chức, phân tích và xử lí dữ liệu
Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra kết luận.
`2`. Biểu diễn dữ liệu
Sau khi thu thập và tổ chức dữ liệu, ta cần biểu diễn dữ liệu đó ở dạng thích hợp. Nhờ việc biểu diễn dữ liệu, ta có thể phân tích và xử lí được các dữ liệu đó.
`a)` Bảng số liệu:
Quan sát bảng số liệu cho ta thấy:
- Đối tượng thống kê;
- Tiêu chí thống kê;
- Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở dòng thứ hai (theo cột tương ứng).
`b)` Biểu đồ tranh
- Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để biểu diễn dữ liệu
- Một biểu tượng (một hình ảnh) có thể thay thế cho một số các đối tượng.
- Cách đọc biểu đồ tranh:
Bước `1`: Xác định biểu tượng (hình ảnh) có thể thay thế cho bao nhiêu đối tượng.
Bước `2`: Lấy số lượng nhân với số thay thế vừa xác định để tìm số liệu cho đối tượng tương ứng.
`c)` Biểu đồ cột
- Biểu đồ cột là một dạng biểu đồ phổ biến, được dùng để thể hiện quy mô, số lượng, sản lượng, khối lượng của các đối tượng khi đề bài thường yêu cầu thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương qua các đại lượng.
- Cách đọc biểu đồ cột:
Bước `1`: Vẽ `2` trục ngang và dọc vuông góc với nhau
+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng
+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia
Bước `2`: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
+ Cách đều nhau
+ Có cùng chiều rộng
+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
Bước `3`: Hoàn thiện biểu đồ
+ Ghi tên biểu đồ
+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần)