1.1.Khái niệm
- Khái niệm tập hợp thường gặp trong Toán học và trong cuộc sống.
Ví dụ: Tập hợp các số tự nhiên: 0;1;2;3;...0;1;2;3;...
Tập hợp các đồ dùng học tập: sách, vở, bút, thước kẻ, ...
2.2.Các kí hiệu
- Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A,B,C,...A,B,C,... để kí hiệu tập hợp, các chữ in thường a,b,c,…a,b,c,… để kí hiệu phần tử của tập hợp.
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {{ }}, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”“;”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
- Phần tử xx thuộc tập hợp AA được kí hiệu là x∈Ax∈A, đọc là “x“x thuộc A”A”. Phần tử yy không thuộc tập hợp AA được kí hiệu là y∉Ay∉A, đọc là “y“y không thuộc A”A”.
Ví dụ: Gọi AA là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 33 và nhỏ hơn 1010.
Ta có: A={4;5;6;7;8;9}A={4;5;6;7;8;9}
Ta viết: 4∈A;5∈A;…;9∈A;10∉A.4∈A;5∈A;…;9∈A;10∉A.
3.3. Cách cho tập hợp
- Để cho một tập hợp, thường có hai cách:
Cách 11: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Cách 22: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Ví dụ: AA là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 33, nhỏ hơn 1010.
Cách 11: Liệt kê các phần tử của tập hợp
A={4;5;6;7;8;9}A={4;5;6;7;8;9}
Cách 22: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
A={x∣xA={x∣x là số tự nhiên và 3<x<10}3<x<10}