`1.` Phép cộng và phép nhân
`a)` Phép cộng: Phép cộng hai số tự nhiên `a` và `b` cho ta một số tự nhiên, gọi là tổng của chúng.
Kí hiệu: `a + b`
`b)` Phép nhân: Phép nhân hai số tự nhiên `a` và `b` cho ta một số tự nhiên, gọi là tích của chúng.
Kí hiệu: `a xx b` hoặc `a` ` . b`
Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số.
Ví dụ: `axxb` có thể viết là `a` ` . b` hay `ab`; `3 xx a xx c` có thể viết là `3` `. a` `. c` hay `3ac`;
`210 xx 82` có thể viết là `210` `. 82`
`2.` Phép trừ và phép chia hết
`a)` Phép trừ: Cho `a, b` là hai số tự nhiên, `a ≥ b`. Nếu có số tự nhiên `x` sao cho `b + x = a` thì ta có phép trừ `a-b = x` `(a` là số bị trừ, `b` là số trừ, `x` là hiệu`)`.
`b)` Phép chia hết: Cho `a, b` là hai số tự nhiên, `b≠0`. Nếu có số tự nhiên `x` sao cho `bx = a`, ta có phép chia `a : b = x ` `(a` là số bị chia, `b` là số chia, `x` là thương).
`3.` Tính chất các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Với `a, b, c` là các số tự nhiên, ta có:
TÍNH CHẤT |
PHÉP CỘNG |
PHÉP NHÂN |
Giao hoán |
`a + b = b + a` |
`a` `. b = b` `. a` |
Kết hợp |
`(a + b) + c = a + (b + c)` |
`(a` `. b)` `. c = a` `. (b` `. c)` |
Cộng/nhân với số `0` |
`a + 0 = a` |
`a` `. 0 = 0` |
Nhân với số `1` |
|
`a` `. 1 = a` |
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phép trừ |
`a` `. (b + c) = a` `. b + a` `. c` `a` `.(b-c) = a` `.b-a` `.c` `(`khi `b > c)` |