`1.` Ước và bội
- Nếu số tự nhiên `a` chia hết cho số tự nhiên `b` thì ta nói `a` là bội của `b`, còn `b` gọi là ước của `a`.
Kí hiệu: Tập hợp các ước của `a` là `Ư(a)`; Tập hợp các bội của `b` là `B(b)`.
Ví dụ: `Ư(6) = {1; 2; 3; 6}, B(5) = {0; 5; 10; 15; …}`
*Chú ý: - Số `0` là bội của tất cả các số tự nhiên khác `0`.
- Số `1` là ước của mọi số tự nhiên.
- Mọi số tự nhiên `a` lớn hơn `1` luôn có hai ước là `1` và chính nó.
`2.` Cách tìm ước
- Muốn tìm các ước của số tự nhiên `a` `(a > 1)`, ta có thể lần lượt chia `a` cho các số tự nhiên từ `1` đến `a` để xét xem `a` chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của `a`.
Ví dụ: `Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}`
`3.` Cách tìm bội
- Muốn tìm các bội của số tự nhiên `a` khác `0`, ta có thể nhân `a` lần lượt với `0; 1; 2; 3; …`
`B(a) = {a . k | k ∈ ℕ}`
Ví dụ: `B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; …}`