`1.` Số nguyên tố. Hợp số
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn `1`, chỉ có hai ước là `1` và chính nó.
Ví dụ: `5; 19; 23; 101; ...`
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn `1`, có nhiều hơn hai ước.
Ví dụ: `10; 12; 25; 63; ...`
*Chú ý: Số `0` và số `1` không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.
`2.` Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
`a)` Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố?
Phân tích một số tự nhiên lớn hơn `1` ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
*Chú ý: - Mọi số tự nhiên lớn hơn `1` đều phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố.
- Mỗi số nguyên tố chỉ có một dạng phân tích ra thừa số nguyên tố là chính số đó.
- Có thể viết gọn dạng phân tích một số ra các thừa số nguyên tố bằng cách dùng luỹ thừa.
`b)` Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Cách 1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.
Ví dụ: Để phân tích số `140` ra thừa số nguyên tố theo cột dọc, ta lần lượt chia `140` cho các ước là số nguyên tố của nó (nên theo thứ tự từ ước nhỏ nhất đến ước lớn nhất).
`140`
`70`
`35`
`7`
`1`
|
`2`
`2`
`5`
`7`
|
Vậy `140=2^2. 5.7`.
Cách 2: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng sơ đồ cây.
*Chú ý:
- Khi viết kết quả phân tích một số ra thừa số nguyên tố, ta thường viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được cùng một kết quả.