1. Hỗn số
Cho `a` và `b` là hai số nguyên dương,`a>b`, `a` không chia hết cho `b`. Nếu `a` chia cho `b` được thương là `q` và số dư là `r,` thì ta viết `a/b = q r/b` là gọi `q r/b` là hỗn số.
Đọc là “`q, r` phần `b`”
Ví dụ: Cho hai số nguyên dương là `25` và `3`; `25>3` và `25` không chia hết cho `3`.
Thực hiện phép chia `25` cho `3` được thương là `8` và số dư là `1`
Khi đó, `25/3 = 8 1/3`. Đọc là “tám, một phần ba”
Chú ý: Với hỗn số `q r/b` người ta gọi `q`là phần số nguyên và `r/b` là phần phân số của hỗn số.
2. Đổi hỗn số ra phân số
Ta biết viết phân số `a/b` với `a>b>0` thành hỗn số `q r/b`.
Ngược lại, ta đổi được hỗn số `q r/b` thành phân số, theo quy tắc sau:
`q r/b = (1.b+r)/b`
Ví dụ: So sánh `2 2/4` và `18/5`
Ta có: `2 4/5 = (2.5+4)/5=14/5`
Vì `14/5<18/5` nên `2 4/5 <18/5`
Vậy `2 4/5 < 18/5`