`I.` Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được phép trừ không nhớ trong phạm vi `1000`
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài tập về bớt một số đơn vị, bài tập về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị)
`II.` Kiến thức cần nhớ:
`1.` Cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi `1000`.
Đặt tính: Các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.Tính:
Thực hiện trừ lần lượt từ phải qua trái: đơn vị, chục, trăm.
Ví dụ:
`4` trừ `3` bằng `1` viết `1`
`0` trừ `0` bằng `0` viết `0`
`6` trừ `2` bằng `4` viết `4`.
`2.` Các dạng toán:
`a)` Dạng `1:` Đặt tính rồi tính:
Phương pháp:
Bước `1:` Đặt tính theo cột dọc: số hạng thứ nhất, dấu trừ, số hạng thứ hai, dấu bằng (dấu gạch ngang)
Khi đặt tính chú ý: Các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng trăm thẳng hàng với hàng trăm, hàng chục thẳng hàng với hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị
Bước `2:` Tính:
Thực hiện trừ lần lượt từ phải sang trái theo các hàng đơn vị, chục, trăm.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
5`` trừ `3` bằng `2` viết `2`
`2` trừ `1` bảng `1` viết `1`
`4` trừ `3` bằng `1` viết `1`
`b)` Dạng `2:` Tính nhẩm phép trừ với số tròn trăm.
Phương pháp:
Bước `1:` Trừ các chữ số hàng trăm với nhau
Bước `2:` Viết thêm `2` chữ số `0` vào bên phải kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Tính nhẩm:
`500 - 200 = 300`
`c)` Dạng `3:` Bài toán có lời văn:
Bước `1:` Đọc và phân tích đề:
Bài toán cho đại lượng ban đầu, số đại lượng được cho, yêu cầu tính số đại lượng còn lại.
Bài toán cho đại lượng, yêu cầu tính giá trị ít hơn đại lượng đã cho.
Bước `2:` Tìm cách giải phù hợp:
Bìa toán yêu cầu tính:
Số đại lượng còn lại
Bài toán tính giá trị ít hơn
Những bài toán trên ta thực hiện phép tính trừ
Bước `3:` Trình bày lời giải:
Tóm tắt các đại lượng đề bài đã cho và yêu cầu của đề bài.
Bài giải: thực hiện ghi lời giải, phép tính và đáp số.
Bước `4:` Kiểm tra lại kết quả và phần trình bày của mình
Ví dụ: Ở một bảo tàng lịch sử, ngày thứ nhất có `654` học sinh đến tham quan. Ngày thứ hai số học sinh tham quan ít hơn ngày thứ nhất `123` học sinh. Hỏi ngày thứ hai có bao nhiêu học sinh đến tham quan bào tàng?
Tóm tắt:
Ngày thứ nhất: `654` học sinh
Ngày thứ hai ít hơn ngày thứ nhất: `123` học sinh.
Ngày thứ hai: `…` học sinh
Bài giải:
Ngày thứ hai có số học sinh đến tham quan bảo tàng là:
`654 - 123 = 531` (học sinh)
Đáp số: `531` học sinh.
`d)` Dạng `4:` Thực hiện phép tính trừ và so sánh các số trong phạm vi `1000`
Phương pháp:
Bước `1:` Thực hiện phép tính , trừ không nhớ trong phạm vi `1000`; cộng có nhớ trong phạm vi `1000`.
Bước `2:` So sánh các kết quả đã tìm được và trả lời yêu cầu của bài.
Ví dụ: So sánh
`634 - 421` `…` `210`
`634 - 421 = 213`
Nên `634 - 421 > 210`