1. Đơn thức và đơn thức thu gọn
`-` Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến
Ví dụ: `-6xy;` `1/3x^2yz;....`
`-` Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
Ví dụ:
Với đơn thức `A=2xy(-3).x^2` ta thấy đơn thức này chưa thu gọn.
Để đưa về dạng thu gọn, ta làm như sau:
`A=2xy(-3).x^2=2.(-3).(x.x^2).y=-6.x^3.y=-6x^3y`
`-` Tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác `0` gọi là bậc của đơn thức đó.
`-` Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần biến còn lại gọi là phần biến.
Ví dụ:
Đơn thức `A=-6x^3y` có hệ số là `-6`; phần biến là `x^3y`
Tổng các số mũ của `x` và `y` là: `3+1=4` nên đơn thức `A` có bậc `4`
Chú ý:
`+` Với các đơn thức có hệ số là `+1` hay `-1`, ta không viết số `1`.
`+` Mỗi số khác `0` là một đơn thức thu gọn bậc `0`.
`+` Số `0` cũng được coi là một đơn thức. Nó không có bậc.
2. Đơn thức đồng dạng
`-` Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.
Ví dụ: `3xy^2` và `-5xy^2` là hai đơn thức đồng dạng.
Nhận xét: Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.
`-` Muốn cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Ví dụ: `3xy^2+(-5xy^2) = [3+(-5)]xy^2=-2xy^2`