1. KHÁI NIỆM HÀM SỐ
`-`Nếu đại lượng `y` phụ thuộc vào đại lượng thay đổi `x` sao cho với mỗi giá trị của `x` ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của `y` thì `y` được gọi là hàm số của `x` và `x` gọi là biến số.
Chú ý: Khi `y` là hàm số của `x`, ta thường viết `y=f(x)`, `y=g(x)`,... Chẳng hạn, với hàm số `y=2x+1`, ta còn viết `y=f(x)=2x+1`. Khi đó, thay cho câu "Khi `x` bằng `1` thì giá trị tương ứng của `y` là `3`'', ta viết ngắn gọn là `f(1)=3`
VD: Cho hàm số `y=f(x)=-2x +1`. Lập bảng các giá trị tương ứng của `y` khi `x` nhận các giá trị lần lượt là `-2;-1;0;1;2`
Giải
Bảng các giá trị tương ứng
2. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
`-` Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm M xác định duy nhất một cặp số (`x_0` ; `y_0`) và mỗi cặp số (`x_0` ; `y_0`) xác định duy nhất một điểm `M`.
`-` Cặp số (`x_0`; `y_0`) gọi là tọa độ của điểm `M` và kí hiệu là `M`(`x_0`; `y_0`), trong đó `x_0` là hoành độ và `y_0` là tung độ của điểm `M`
VD: Tìm tọa độ của các điểm `A`,`B` trong hình vẽ trên.
Giải:
Ta có tọa độ của hai điểm `A,B` là: `A` (`-3`; `2`), `B`(`2`;` -1`)
3. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ
`-` Đồ thị của hàm số `y = f(x)` là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (`x`; `y`) trên mặt phẳng tọa độ.
VD: Vẽ đồ thị hàm số `y = -2x + 1`
Giải
Với `x = 0` thì `y = 1`, ta được điểm `P(0;1)` thuộc đồ thị của hàm số `y = -2x + 1`
Với `x = 1` thì `y = -1`, ta được điểm `Q(1; -1)` thuộc đồ thị của hàm số `y = -2x +1`
Khi đó đồ thị của hàm số `y = -2x + 1` là đường thẳng đi qua hai điểm `P(0;1) , Q(1;-1)`