1. KẾT QUẢ CÓ THỂ CỦA HÀNH ĐỘNG, THỰC NGHIỆM
`-`Trong thực tế, ta thường gặp các hành động, thực nghiệm mà kết quả của chúng không thể biết trước khi thực hiện.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ta có thể xác định được tất cả các kết quả có thể xảy ra (gọi tắt là các kết quả có thể) của hành động thực nghiệm đó.
VD: Một hộp đựng `5` quả cầu màu xanh được đánh số `1; 2; 3; 4; 5` và `4` quả cầu màu đỏ được đánh số `1; 2; 3; 4`. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong hộp. Liệt kê tất cả các kết quả có thể của hành động này. Có bao nhiêu kết quả có thể?
Giải:
Kí hiệu `5` quả cầu màu xanh được đánh số `1; 2; 3; 4; 5` là `X1, X2, X3, X4, X5` và `4` quả cầu đỏ được đánh số `1; 2; 3; 4` là `D1, D2, D3, D4`
Các kết quả có thể của hành động này là `X1, X2, X3, X4, X5, D1, D2, D3, D4`
Có tất cả `9` kết quả có thể.
2. KẾT QUẢ THUẬN LỢI CHO MỘT BIẾN CỐ
`-`Xét một biến cố E, mà E có xảy ra hay không xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm T.
Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.
VD: Đội văn nghệ khối `8` của một trường Trung học cơ sở có `14` bạn, trong đó có `4` bạn nam lớp `8A`, `5` bạn nữ lớp `8B`, `3` bạn nam lớp `8C` và 2 bạn nữ lớp `8D`. Chọn ngẫu nhiên một bạn trong đội văn nghệ khối `8` để tham gia tiết mục văn nghệ của trường.
a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể của hành động trên. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể?
b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho các biến cố sau:
- E:" Chọn được một bạn lớp 8A";
- F:" Chọn được một bạn nữ".
Giải
Kí hiệu `4` bạn nam lớp `8A` là `A1, A2, A3, A4`;
`5` bạn nữ lớp `8B` là `B1, B2, B3, B4, B5`;
`3` bạn nam lớp `8C` là `C1, C2, C3`;
`2` bạn nữ lớp `8D` là `D1,D2`.
a) Các kết quả có thể của hành động trên là `A1, A2, A3, A4, B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, D1, D2`. Có `14` kết quả có thể.
b) Biến cố E xảy ra khi ta chọn được một bạn lớp `8A`. Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố E là `A1, A2, A3, A4`.
Biến cố F xảy ra khi ta chọn được một bạn nữ. Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố F là `B1, B2, B3, B4, B5, D1, D2`