1. TỨ GIÁC LỒI
- Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó không có hai đoạn thẳng nào nằm trên cùng một đường thẳng.

Trong các tứ giác ABCD, các điểm A, B, C, D là các đỉnh; các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA là các cạnh.
- Tứ giác lồi là tứ giác mà hai đỉnh thuộc một cạnh bất kì luôn nằm về một phía của đường thẳng đi qua hai đỉnh còn lại.
- Trong tứ giác lồi ABCD, các góc ^ABC, ^BCD, ^CDA và ^DAB gọi là các góc của tứ giác.
Kí hiệu đơn giản lần lượt là ˆA, ˆB, ˆC, ˆD.
Chú ý:
- Từ nay, khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.
- Trong tứ giác hai đường chéo cắt nhau tại một điểm nằm giữa mỗi đường.
VD: Trong các hình sau, hình nào là tứ giác?

Giải
Hình 3 là hình tứ giác
2. TỔNG CÁC GÓC CỦA MỘT TỨ GIÁC
- Định lí: Tổng các góc của một tứ giác bằng 360o.
VD: Cho tứ giác ABCD như hình vẽ. Hãy tính góc D.

Giải
Theo định lí về tổng các góc của một tứ giác, ta có
ˆA + ˆB + ˆC + ˆD = 360o
Do đó ˆD=360o-(ˆA+ˆB+ˆC)=360o-(110o+120o+80o)=50o
Vậy ˆD=50o