I. MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ
- Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc O của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục toạ độ Oxy.
- Trục Ox,Oy gọi là các trục toạ độ. Ox gọi là trục hoành, Oy gọi là trục tung. O gọi là gốc toạ độ.
- Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy.
- Nhận xét:
+ Hai trục toạ độ chia mặt phẳng thành bốn góc, gọi là góc phần tư (I,II,III,IV).
+ Các đơn vị độ dài trên hai trục toạ độ được chọn bằng nhau (nếu không có lưu ý gì thêm).

II. TOẠ ĐỘ CỦA MỘT ĐIỂM TRONG MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ

- Cho điểm M trong mặt phẳng toạ độ Oxy.
+ Giả sử hình chiếu của điểm M lên trục hoành Ox là điểm a trên trục số Ox, hình chiếu của điểm M lên trục tung Oy là điểm b trên trục số Oy.
+ Cặp số (a;b) gọi là toạ độ của điểm M, a là hoành độ và b là tung độ của điểm M.
+ Điểm M có toạ độ (a;b) được kí hiệu là M(a;b).
- Chú ý: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, mỗi điểm M xác định một cặp số (a;b). Ngược lại, mỗi cặp số (a;b) xác định một điểm M.
- Nhận xét:
+ Điểm nằm trên trục hoành có tung độ bằng 0.
+ Điểm nằm trên trục tung có hoành độ bằng 0.
III. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ
- Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.
VD: Xét hàm số y=2x.
+ Quan sát đồ thị trên ta thấy: Điểm A và B là hai điểm thuộc đồ thị hàm số y=2x; hai điểm C và D không thuộc đồ thị hàm số y=2x.
- Nhận xét:
+ Đường thẳng đi qua hai điểm A và B đươc gọi là đồ thị hàm số của hàm số y=2x.
+ Với mỗi giá trị của x cho trước thì ta sẽ tìm được một giá trị y tương ứng.