I. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT
- Định nghĩa: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) là một đường thẳng.
- Chú ý: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) còn được gọi là đường thẳng y=ax+b (a≠0).
VD: Cho hàm số y=2x-3.
a) Tìm giá trị của y tương ứng với giá trị của x trong bảng sau.
b) Vẽ các điểm A(1;-1), B(2;1) thuộc đồ thị của hàm số y=2x-3 trong mặt phẳng toạ độ Oxy.
c) Dựa vào hai điểm A(1;-1) và B(2;1), vẽ đồ thị của hàm số y=2x-1 trong mặt phẳng toạ độ Oxy.
Giải:
a) Thay các giá trị đã cho của x vào hàm số y=2x-3, ta có bảng sau:
b) Các điểm A(1;-1), B(2;1) thuộc đồ thị của hàm số y=2x-3 được vẽ như hình dưới.

c) Vì đồ thị hàm số y=2x-3 là đường thẳng đi qua hai điểm A(1;-1), B(2;1) nên đồ thị của hàm số đó là đường thẳng AB.
- Nhận xét: Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b.
II. VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT
- Vì đồ thị của hàm số y=ax+b là một đường thẳng. Do đó, để vẽ được đồ thị của hàm số y=ab+b, ta cần xác định được hai điểm phân biệt bất kì thuộc đồ thị rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
1. Trường hợp 1: Xét hàm số y=ax (a≠0)
- Để vẽ đồ thị của hàm số y=ax (a≠0), ta có thể xác định điểm A(1;a) rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và A.
VD: Vẽ đồ thị của hàm số y=2x.
Với x=1 thì y=2, ta được điểm A(1;2) thuộc đồ thị của hàm số y=2x.
Khi đó, đồ thị của hàm số y=2x là đường thẳng đi qua hai điểm O(0;0) và A(1;2).

2. Trường hợp 2: Xét hàm số y=ax+b (a≠0,b≠0)
- Để vẽ đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0,b≠0), ta có thể xác định hai điểm P(0;b) và Q(-ba;0) rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
VD: Vẽ đồ thị hàm số y=-2x+1.
Với x=0 thì y=1, ta được điểm P(0;2) thuộc đồ thị của hàm số y=-2x+1.
Với x=1 thì y=-1, ta được điểm Q(1;-1) thuộc đồ thị của hàm số y=-2x+1.
Khi đó đồ thị của hàm số y=-2x+1 là đường thẳng đi qua hai điểm P(0;2), Q(1;-1).

III. HỆ SỐ GÓC CỦA ĐƯỜNG THẲNG y=ax+b (a≠0)
1. Góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b (a≠0) và trục Ox
- Nhận xét: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường thẳng y=ax+b (a≠0).
Gọi A là giao điểm của đường thẳng y=ax+b và trục Ox, T là một điểm thuộc đường thẳng y=ax+b và có tung độ dương.
Khi đó, góc α tạo bởi hai tia Ax và AT gọi là góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox.

2. Hệ số góc
- Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho đường thẳng y=ax +b (a ne 0). Hệ số a được gọi là hệ số góc của đường thẳng y=ax +b (a ne 0).
- Nhận xét:
+ a>0: góc α là góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì α càng lớn.
+ a<0: góc α là góc tù. Hệ số a càng lớn thì α càng lớn.
3. Ứng dụng của hệ số góc
Cho hai đường thẳng d:y=ax+b (a ne 0) và d':y=a'x+b' (a' ne 0).
- Nếu d song song với d' thì a=a' , b ne b' và ngược lại.
- Nếu d trùng với d' thì a=a',b=b' và ngược lại.
- Nếu d và d' cắt nhau thì a ne a' và ngược lại.