I. HÀM SỐ BẬC NHẤT
`-` Định nghĩa: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức `y=ax+b`, trong đó `a,b` là các số cho trước và `a` khác `0`.
`+` Trong công thức trên, `a` được gọi là hệ số của `x` và `b` được gọi là hệ số tự do.
`-` Chú ý: Khi `b=0`, ta có hàm số `y=ax`.
VD: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Tìm hệ số của `x` `(a)` và hệ số tự do `(b)` của các hàm số bậc nhất đó.
a) `y=2x-3` ; b) `y= 1/4 x+4` ; c) `y=0x-1`.
Giải:
a) Hàm số `y=2x-3` là hàm số bậc nhất và có `a=2`, `b=-3`.
b) Hàm số `y= 1/4 x+4`là hàm số bậc nhất và có `a= 1/4 `, `b=4`.
c) Hàm số `y=0x-1` không phải là hàm số bậc nhất, vì `a=0`.
II. ỨNG DỤNG
Hàm số bậc nhất `y=ax+b` sẽ được ứng dụng vào rất nhiều các bài toán thực tế.
VD: Hiện tại bạn Nam đã để dành được một số tiền là `800` `000` đồng. Bạn Nam đang có ý định mua một chiếc xe đạp trị giá `2` `000` `000` đồng, nên hàng ngày bạn Nam đều để dành cho mình `20` `000` đồng. Gọi `m` (đồng) là số tiền bạn Nam tiết kiệm được sau `t` ngày.
a) Thiết lập hàm số của `m` theo `t`.
b) Hỏi sau bao nhiêu lâu kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm thì bạn Nam có thể mua được chiếc xe đạp đó.
Giải:
a) Hàm số của `m` theo `t` là: `m=20` `000.t+800` `000`.
b) Thay `m=2` `000` `000` vào công thức `m=20` `000.t+800` `000`, ta được:
`20` `000.t+800` `000=2` `000` `000`
`=>t=60`
Vậy Nam cần tiết kiệm trong vòng `60` ngày để mua được chiếc xe đạp.