I. BIỂU DIỄN MỘT ĐẠI LƯỢNG BỞI BIỂU THỨC CHỨA ẨN
`-` Nhận xét: Trong thực tế, nhiều đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau. Nếu kí hiệu một trong các đại lượng đó là `x` thì các đại lượng khác có thể biểu diễn dưới dạng một biểu thức của biến `x`.
VD: Bạn An dành mỗi ngày `x` phút để chạy bộ. Viết biểu thức với biến `x` biểu thị:
a) Quãng đường (đơn vị: `m`) bạn An chạy được trong `x` phút, nếu bạn An chạy với tốc độ là `150` `m//phút`;
b) Tốc độ của bạn An (đơn vị: `m//phút`), nếu trong `x` phút bạn An chạy được quãng đường là `1` `800` `m`.
Giải:
a) Quãng đường mà An chạy được là: `s=x.150` `(m)`.
b) Tốc độ của bạn An là: `v=1` `800:x` (`m//phút`)
II. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Các bước để giải bài toán bằng cách lập phương trình:
Bước `1`: Lập phương trình: Để lập phương trình, ta cần:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng
Bước `2`: Giải phương trình
Bước `3`: Kết luận.
VD: Hiện nay ông hơn cháu `56` tuổi. Cách đây `5` năm, tuổi của ông gấp tám lần tuổi của cháu. Hỏi cháu hiện nay bao nhiêu tuổi?
Giải:
Gọi số tuổi hiện nay của cháu là `x` (điều kiện: `x in NN^(**)`; đơn vị: tuổi)
Khi đó, tuổi của ông hiện nay là: `x+56`
`5` năm trước, tuổi ông là `x+51` và tuổi cháu là `x-5`
Theo bài ra, ta có phương trình: `x+51=8.(x-5)`
Giải phương trình: `x+51=8.(x-5)`
`8x-40=x+51`
`8x-x=51+40`
`7x=91`
`x=13`
Giá trị `x=13` thỏa mãn điều kiện của ẩn. Vậy tuổi của cháu hiện nay là `13` tuổi.