1 .KHÁI NIỆM HÀM SỐ
- Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x (x thay đổi) sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số.
VD: Gọi t (h) là thời gian di chuyển của xe, v (km/h) là vận tốc của xe và có giá trị không đổi là
40 km/h, s (km) là quãng đường đi được của xe. Hỏi s có phải là hàm số của t hay không? Vì sao?
Giải:
Ta có công thức: s=v.t; mà theo đề ra v có giá trị không đổi và v=40km/h
Nên s=40.t. Khi đó, với mỗi giá trị của s chỉ xác định được một giá trị của t
Vậy s là hàm số của t.
2. GIÁ TRỊ CỦA HÀM SỐ
- Cho hàm số y=f(x) xác định tại x=a. Giá trị tương ứng của hàm số f(x) khi x=a được gọi là giá trị của hàm số y=f(x) tại x=a, kí hiệu là f(a).
VD: Cho hàm số y=f(x)=3x-2.
a) Tính f(0),f(2)
b) Lập bảng giá trị của hàm số với x lần lượt bằng -1;0;1
Giải
a) Thay x=0 vào f(x), ta có:
f(0)=3.0-2=0-2=-2
Thay x=2 vào f(x), ta có:
f(2)=3.2-2=4
b) Cho x lần lươt bằng -1;0;1, ta có bảng giá trị của hàm số:
