1. HÀM SỐ BẬC NHẤT
`-` Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức `y = ax + b` với `a,b` là các số cho trước và `a ne 0`
VD: Tìm các hàm số bậc nhất trong các hàm số sau đây và chỉ ra các hệ số a,b của hàm số đó:
`y = 3x - 5`; `y = 11x`; `s = 11v + 1`; `Q = -3,4m - 2,3`; `y = sqrt(2x) + sqrt2`; `y=2x^2 + 21`
Giải
Các hàm số sau là hàm số bậc nhất:
`y = 3x - 5` với `a = 3` và `b = -5`
`y = 11x` với `a = 11` và `b = 0`
`s = 11v + 1` với `a = 11` và `b = 1`
`Q = -3,4m - 2,3` với `a = -3,4` và `b = -2,3`
2. BẢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT
`-` Để lập bảng giá trị của hàm số bậc nhất `y = ax + b` ta lần lượt cho `x` nhận các giá trị `x_1,x_2,x_3,...`(`x_1,x_2,x_3`,...tăng dần) và tính các giá trị tương ứng của `y` rồi ghi vào bảng có dạng sau:
VD: Lập bảng giá trị của các hàm số bậc nhất
`y=f(x) = 3x - 5` và `g(x) = -5x + 7`với `x` lần lượt bằng `-1;0;1`
Giải
- Bảng giá trị của hàm số `y = f(x) = 3x - 5`
- Bảng giá trị của hàm số `y = f(x) = -5x + 7`
3. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT
a. Đồ thị của hàm số `y = ax` (`a ne 0`)
`-` Để vẽ đồ thị của hàm số `y = ax`, ta thường thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định một điểm `M` trên đồ thị khác gốc tọa độ `O`, chẳng hạn `M(1;a)`
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm `O` và `M`
Chú ý: Đồ thị của hàm số `y = ax` còn được gọi là đường thẳng `y = ax`
VD: Vẽ đồ thị của hàm số `y = 2x`
Giải
Với `x = 1` thì `y = 2`, ta được điểm `A(1;2)` thuộc đồ thị của hàm số `y = 2x`
Khi đó, đồ thị của hàm số `y = 2x` là đường thẳng đi qua hai điểm `O(0;0)` và `A(1;2)`
b. Đồ thị của hàm số `y = ax + b` `(a ne 0; b ne 0)`
`-` Đồ thị của hàm số `y = ax +b` `(a ne 0, b ne 0)`là một đường thẳng:
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng `b`;
- Song song với đường thẳng `y = ax`.
`-` Cách vẽ đồ thị của hàm số `y = ax + b` `(a ne 0, b ne 0)`
Để vẽ đồ thị hàm số `y = ax + b`, ta có thể xác định hai điểm `P(0;b)` và `Q(-b/a; 0)` rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
VD: Vẽ đồ thị hàm số `y = -2x + 1`
Giải
Với `x = 0` thì `y = 1`, ta được điểm `P(0;2)` thuộc đồ thị của hàm số `y = -2x + 1`
Với `x = 1` thì `y = -1`, ta được điểm `Q(1; -1)` thuộc đồ thị của hàm số `y = -2x +1`
Khi đó đồ thị của hàm số `y = -2x + 1` là đường thẳng đi qua hai điểm `P(0;2) , Q(1;-1)`