`-` Gọi `P(A)` là xác suất xuất hiện biến cố `A` khi thực hiện một phép thử.
`-` Gọi `n(A)` là số lần xuất hiện biến cố `A` khi thực hiện phép thử đó là `n` lần.
`-` Xác xuất thực nghiệm của biến cố `A` là tỉ số `(n(A)) /n`.
`-` Khi `n` càng lớn, xác suất thực nghiệm của biến cố `A` càng gần `P(A)`.
VD: Ở một trang trại nuôi gà, người ta nhận thấy xác suất một quả trứng gà có cân nặng trên `42`g là `0,4`. Hãy ước lượng xem trong một lô `2000` kg quả trứng gà của trang trại có khoảng bao nhiêu quả trứng có cân nặng trên `42`g.
Giải
Gọi `N` là số quả trứng gà có cân nặng trên `42`g trong lô `2000` quả trứng.
Xác suất thực nghiệm để một quả trứng có cân nặng trên `42`g là `N /2000`.
Do số quả trứng trong lô là lớn nên `N/ 2000 ~~ 0,4`, tức là `N ~~ 2000.0,4 = 800`
Vậy có khoảng `800` quả trứng gà trong lô trứng trên có cân nặng trên `42`g.