Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
* Trong bài văn kể chuyện nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện
* Có hai cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật
- Kể nguyên văn (lời dẫn trực tiếp)
VD:
Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi – Ông lão nói bằng giọng khản đặc
- Kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp)
VD:
Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.
Viết thư.
+ Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
* Phần đầu thư:
- Địa điểm và thời gian viết thư
- Lời thưa gửi
* Phần chính
- Nêu mục đích, lí do viết thư
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư
- Thông báo tình hình của người viết thư
- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư
* Phần cuối thư:
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn
- Chữ kí và tên hoặc họ tên
+ Những lưu ý khi viết thư:
Cần xác định một số nội dung chính của bức thư:
- Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
- Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
- Xưng hô trong thư như thế nào để thể hiện được mối quan hệ thân thiết, kính trọng hay gần gũi giữa người viết thư và người nhận thư
- Cần thăm hỏi bạn những gì?
- Cần kể cho người đó nghe những gì về tình hình của bản thân?
- Nên chúc bạn, hứa hẹn những điều gì?