`I.` Lý thuyết cần nhớ
- Một số chữ số La Mã thường dùng:
- `I`: một
- `V`: năm
- `X`: mười
- Từ các số La Mã trên, ta có thể ghép lại để tạo thành một vài số trong bảng sau:
`I`
|
`II`
|
`III`
|
`IV`
|
`V`
|
`VI`
|
`VII`
|
`VIII`
|
`IX`
|
`X`
|
`XI`
|
`XII`
|
`XIX`
|
`XX`
|
`1`
|
`2`
|
`3`
|
`4`
|
`5`
|
`6`
|
`7`
|
`8`
|
`9`
|
`10`
|
`11`
|
`12`
|
`19`
|
`20`
|
`II.` Các dạng toán thường gặp
Dạng `1`: Đọc các số La Mã
- Ghi nhớ các kí hiệu và giá trị tương ứng của chúng.
- Đọc các số theo vị trí từng kí hiệu có trong số đó.
Ví dụ:
Trong hệ số La Mã , `V` được đọc là năm.
Nếu thêm `I` vào phía trước `V` thành `IV` thì có giá trị là: `5 - 1 = 4`
Nếu thêm `I` vào phía sau `V` thành `VI` thì có giá trị là: `5 + 1 = 6`
Dạng `2`: Xem đồng hồ có các số La Mã
- Xem giờ tương tự như cách xem đồng hồ bình thường. Quan sát vị trí kim giờ và kim phút chỉ để xác định số giờ và số phút.
- Đọc số La Mã và xác định số phút tương ứng.
Dạng `3`: Viết số La Mã theo yêu cầu
- Từ cách đọc hoặc từ các số hệ thập phân, dùng các kí hiệu của số La Mã, sắp xếp để được số theo yêu cầu.
Dạng `4`: Tạo các số La Mã bằng cách xếp hoặc di chuyển que diêm
- Xác định vị trí cần sắp xếp để các que diêm tạo thành số La Mã.
- Từ đó xác định cách di chuyển, thêm, bớt các que diêm để được số theo yêu cầu.