1. Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng.
a) Mở rộng vốn từ Trung thực
Từ cùng nghĩa
|
Từ trái nghĩa
|
Thành ngữ, tục ngữ
|
Thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật, thành thật, thật lòng, bộc trực
|
dối trá, gian dối, gian ngoan, gian giảo, lừa bịp, lừa lọc, bịp bợm
|
- Thẳng như ruột ngựa
- Giấy rách phải giữ lấy lề
|
* Một số từ có chứa tiếng trung
+ Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung tâm, trung bình, trung thu, trung tâm,…
+ Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: trung thành, trung thực, trung nghĩa, trung hậu, trung kiên,…
b) Mở rộng vốn từ Tự trọng
- Tự trọng có nghĩa là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
- Một số từ có chứa tiếng tự:
+ Chỉ phẩm chất tốt đẹp của con người: tự trọng, tự tin, tự lập, tự chủ, tự lực
+ Chỉ tính xấu của con người: tự kiêu, tự phụ, tự mãn, tự cao,…
- Một số thành ngữ nói về tính tự trọng:
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
+ Cây ngay không sợ chết đứng
+ Đói cho sạch, rách cho thơm
2. Danh từ.
Danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị)
VD :
- Danh từ chỉ người : học sinh, công nhân, bác sĩ, bộ đội…
- Danh từ chỉ vật : bàn, ghế, bảng, gà, mèo, xoài, nhãn, bưởi, sông, núi, …
- Danh từ chỉ hiện tượng : sóng thần, mưa phùn, bão lụt, gió mùa,...
- Danh từ chỉ khái niệm : đường lối, quan điểm, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tình yêu, lí thuyết, chính trị, truyền thống, hoà bình, niềm vui, nồi buồn, nỗi nhớ, sự sống, cuộc đấu tranh, cuộc liên hoan, cái đẹp, cái xấu, niềm hi vọng, niềm tự hào, nỗi khổ, nỗi đau, cái xấu, cái tốt, sự nghi ngờ, sự hi sinh, cuộc chiến đấu, cuộc vui, cơn thịnh nộ, cơn giận dữ, tiếng, xưa, lí thuyết, buổi, thuở, hồi, dạo, khi, (bên) phải, trái, ban, lúc,…
- Danh từ chỉ đơn vị: cái, con, tấm, bức, bụi, khóm, chùm, bông, ngọn, giờ, phút, mẩu, miếng, mảnh, bó, xã, huyện...
- Lưu ý:
- Danh từ chỉ khái niệm :
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất khi kết hợp được với : nỗi, niềm, sự, cuộc, v.v... sẽ tạo ra một danh từ chỉ khái niệm, ví dụ : niềm vui, nồi buồn, nỗi khổ, sự sống, cuộc đấu tranh, v.v...
- Phân biệt danh từ chỉ khái niệm và danh từ cụ thể (chỉ vật):
Ví dụ: lòng thuyền (trường hợp này lòng là danh từ cụ thể)
lòng mẹ thương con (trong trường hợp này lòng là danh từ chỉ khái niệm )
- Danh từ chỉ khái niệm biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn, ... được.
- Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ đơn vị thường đứng trước các danh từ chỉ vật. VD : tấm ảnh, bức tranh, con đường, quyển vở…
- Phân loại danh từ chỉ đơn vị :
+ Đơn vị đo lường : cân, mét, lít, tạ, tấn, ki-lô-mét, thúng, mủng,…
+ Đơn vị tập thể : tụi, bọn, cặp,…
+ Đơn vị thời gian : giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, thế kỉ,…
+ Đơn vị hành chính, nghề nghiệp : xã, xóm, huyện, tổ, lớp…
+ Đơn vị sự việc : cái, con, cơn, dòng, cây, người, tấm, bức, tờ, sợi, hạt, giọt, bụi, khóm, chùm, bông, ngọn, rặng, ngôi, lần lượt, phen, cú, cuộc, nắm, túm, vốc, , mẩu miếng, mảnh, đàn, bó, mớ, ..
- Khả năng kết hợp của danh từ :
VD : + những công nhân ấy
+ mấy quyển sách này
+ một làng nọ
+ ba cây phượng kia
Danh từ thường kết hợp được với các từ chỉ số lượng ở đằng trước nó như : một, những, mấy, các, v.v... và kết hợp với những từ : ấy, kia, đó, nọ, này v.v... ( từ chỉ trỏ ) ở đằng sau.
Muốn biết một từ có phải là danh từ hay không bằng cách thử khả năng kết hợp của nó với các từ chỉ số lượng (những, một, các, v.v...) và những từ chỉ trỏ (ấy, kia, đó, nọ, v.v...)
- Danh từ chung và danh từ riêng
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật. VD: kĩ sư, bác sĩ, cây bút…
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
VD : Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Hà Nội…
Chức năng: - Danh từ thường là chủ ngữ trong câu, nếu danh từ là vị ngữ thì trước nó thường là từ “là”.