1. Danh từ chung và danh từ riêng
Danh từ được phân làm hai loại là danh từ chung và danh từ riêng
a) Danh từ chung
- Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
- Danh từ chung được phân làm danh từ chỉ người,vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị
VD: Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác,…
VD: Nhà, cửa, chó, mèo, mía, dừa,…
VD: Mưa, nắng, bão, lụt,…
Danh từ chỉ khái niệm: biểu thị cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn …. được
VD: Cuộc sống, kinh nghiệm, cách mạng,…
Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật
VD: mưa tính bằng cơn, cá tính bằng con, bút tính bằng cái,….
b) Danh từ riêng
- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật.
- Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.
VD:
- Mai, Lan, Hoa: là các danh từ riêng chỉ người
- Hà Nội, Hồ Chí Minh: là các danh từ riêng chỉ các địa danh
2. Mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng
a) Mở rộng vốn từ Trung thực
- Mở rộng vốn từ Trung thực
- Một số từ cùng nghĩa với từ Trung thực: Thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật, thành thật, thật lòng, bộc trực
- Một số từ trái nghĩa với từ Trung thực: dối trá, gian dối, gian ngoan, gian giảo, lừa bịp, lừa lọc, bịp bợm
- Một số từ có chứa tiếng trung
- Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung tâm, trung bình, trung thu, trung tâm,…
- Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: trung thành, trung thực, trung nghĩa, trung hậu, trung kiên,…
- Một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về tínhtrung thực
- Thẳng như ruột ngựa
- Giấy rách phải giữ lấy lề
b) Mở rộng vốn từ Tự trọng
- Tự trọngcó nghĩa là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
- Một số từ có chứa tiếng tự
- Chỉ phẩm chất tốt đẹp của con người: tự trọng, tự tin, tự lập, tự chủ, tự lực
- Chỉ tính xấu của con người: tự kiêu, tự phụ, tự mãn, tự cao,…
- Một số thành ngữ nói về tính tự trọng
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Đói cho sạch, rách cho thơm