1. QUY ĐỒNG MẪU THỨC
- Muốn tìm mẫu thức chung,ta thực hiện như sau:
Bước 1: Phân tích mẫu thức của mỗi phân thức đã cho thành nhân tử.
Bước 2: Mẫu thức chung cần tìm là một tích mà các nhân tử được chọn như sau:
- Nhân tử bằng số của mẫu thức chung là tích các nhân tử bằng số của các mẫu thức ở bước 1 ( nếu các nhân tử bằng số của các mẫu thức là các số nguyên dương thì nhân tử bằng số của mẫu thức chung là BCNN của chúng);
- Với mỗi lũy thừa của cùng một biểu thức có mặt trong các mẫu thức, ta chọn lũy thừa với số mũ cao nhất.
VD: Tìm một mẫu thức chung của hai phân thức 16x2-12xy+6y2 và 38x2-8xy
Giải
Phân tích các mẫu thức thành nhân tử:
6x2-12xy+6y2=6(x2-2xy+y2)=6(x-y)2;8x2-8xy=8x(x-y) (phân tích mỗi mẫu thức thành nhân tử)
Chọn mẫu thức chung là: 24x(x-y)2 (BCNN(6,8)=24, chọn lũy thừa của x với số mũ cao nhất là 1, chọn lũy thừa của (x-y) với số mũ cao nhất là 2)
2. CỘNG HAI PHÂN THỨC CÙNG MẪU
- Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.
VD: Thực hiện các phép cộng phân thức sau: x-7x2y+y+7x2y
Giải
x-7x2y+y+7x2y=x-7+y+7x2y=x+yx2y.
3. CỘNG HAI PHÂN THỨC KHÁC MẪU THỨC
- Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau, ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được.
VD: Thực hiện các phép cộng phân thức sau: 1x+1+1x-1
Giải
1x+1+1x-1=x-1(x+1)(x-1)+x+1(x-1)(x+1)=x-1+x+1(x+1)(x-1)=2x(x+1)(x-1).
4. TRỪ HAI PHÂN THỨC
- Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
- Muốn trừ hai phân thức AB cho phân thức CD, ta cộng AB với phân thức đối của CD
AB-CD=AB+(-CD)
VD: Thực hiện các phép cộng, trừ phân thức sau:
a) 3x+2yx2-y2-xx2-y2
b) 2x+1x-y-1y
Giải
a) 3x+2yx2-y2-xx2-y2= 3x+2y-xx2-y2=2x+2y(x+y)(x-y)=2(x+y)(x+y)(x-y)=2x-y
b) 2x+1x-y-1y=(2x+1)yxy-x(y-1)xy=(2x+1)y-x(y-1)xy=xy+x+yxy
Chú ý:
a) Phép cộng các phân thức cũng có các tính chất giao hoán, kết hợp:
AB+CD=CD+AB
(AB+CD)+EF=AB+(CD+EF)
b) Nếu AB+CD=0 thì phân thức CD được gọi là phân thức đối của phân thức AB, kí hiệu -AB. Tương tự như với phân số, ta có tính chất:
-AB=-AB=A-B
c) Phép trừ phân thức có thể chuyển thành phép cộng với phân thức đối:
AB-CD=AB+(-CD)
5. QUY TẮC DẤU NGOẶC
- Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu "-" đằng trước thì ta phải đổi dấu tất cả các phân thức trong dấu ngoặc.
- Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu "+" đằng trước thì ta giữ nguyên dấu của tất cả các phân thức trong dấu ngoặc.
VD: Tính nhanh: (-xx2-y2+2y+xx+y)-(yx+y-xx2-y2)
Giải
(-xx2-y2+2y+xx+y)-(yx+y-xx2-y2)
=-xx2-y2+2y+xx+y-yx+y+xx2-y2 (bỏ dấu ngoặc)
=(-xx2-y2+xx2-y2)+(2y+xx+y-yx+y)
=0+y+xx+y=1 ( áp dụng các tính chất giao hoán và kết hợp)