1. Mặt phẳng tọa độ
`-` Các trục `Ox` và `Oy` gọi là các trục tọa độ. `Ox` gọi là trục hoành, `Oy` gọi là trục tung. Giao điểm `O` biểu diễn số `0` cả trên hai trục gọi là gốc tọa độ.
`-` Mặt phẳng có hệ trục tọa độ `Oxy` gọi là mặt phẳng tọa độ `Oxy`
2. Tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ
`-` Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi điểm M được xác định bởi cặp số `(x_0;y_0)` và ngược lại.
`-` Cặp số `(x_0;y_0)` được gọi là tọa độ của điểm `M`. Số `x_0` gọi là hoành độ và `y_0` gọi là tung độ của điểm M. Nếu `(x_0;y_0)` là tọa độ của điểm M thì ta viết là `M(x_0;y_0)`
VD: Xác định tọa độ của các điểm cho trong mặt phẳng tọa độ
Giải
Xét điểm `A`, ta thấy các đường thẳng vuông góc kẻ từ `A` lần lượt cắt trục hoành và trục tung tại các điểm `x_0=1` và `y_0=2`. Vậy `A(1;2)`
Xét điểm `B`, ta thấy các đường thẳng vuông góc kẻ từ `B` lần lượt cắt trục hoành và trục tung tại các điểm `x_0=2` và `y_0=4`. Vậy `B(2;4)`