1. HÀM SỐ
`-` Nếu đại lượng `y` phụ thuộc vào đại lượng thay đổi `x` sao cho với mỗi giá trị của `x` ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của `y` thì `y` được gọi là hàm số của `x` và `x` được gọi là biến số.
Lưu ý:
- Khi `x` thay đổi mà `y` luôn nhận một giá trị không đổi thì `y` được gọi là hàm hằng.
- Khi `y` là hàm số của `x`, ta có thể viết `y=f(x), y=g(x),...`
VD: Cho hàm số `y=3x-5`. Tính `f(-1);f(0);f(1)`
Giải
Ta có: `f(-1)=3.(-1)-5=-8;`
`f(0)=3.0-5=-5;`
`f(1)=3.1-5=-2`
2. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ
`-` Đồ thị của hàm số `y=f(x)` trên một phẳng tọa độ là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng `(x;f(x))` trên mặt phẳng đó.
VD: Vẽ đồ thị của hàm số `y = 2x`
Giải
Với `x = 1` thì `y = 2`, ta được điểm `A(1;2)` thuộc đồ thị của hàm số `y = 2x`
Khi đó, đồ thị của hàm số `y = 2x` là đường thẳng đi qua hai điểm `O(0;0)` và `A(1;2)`