1. HÀM SỐ BẬC NHẤT
`-` Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức `y=ax+b`, trong đó `a,b` là các số cho trước và `a ne 0`
VD: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Tìm hệ số của `x` `(a)` và hệ số tự do `(b)` của các hàm số bậc nhất đó.
a) `y=2x-3` ; b) `y= 1/4 x+4` ; c) `y=0x-1`.
Giải:
a) Hàm số `y=2x-3` là hàm số bậc nhất và có `a=2`, `b=-3`.
b) Hàm số `y= 1/4 x+4`là hàm số bậc nhất và có `a= 1/4 `, `b=4`.
c) Hàm số `y=0x-1` không phải là hàm số bậc nhất, vì `a=0`.
2. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ `y=ax+b(bne0)`
`-` Đồ thị của hàm số `y=ax+b(ane0)` là một đường thẳng song song với đường thẳng `y=ax` khi `bne0`
Lưu ý: để vẽ đồ thị hàm số `y=ax+b(ane0)`, ta chỉ cần xác định hai điểm phân biệt thuộc đồ thị rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó.
VD: Vẽ đồ thị hàm số `y = -2x + 1`
Giải
Với `x = 0` thì `y = 1`, ta được điểm `P(0;2)` thuộc đồ thị của hàm số `y = -2x + 1`
Với `x = 1` thì `y = -1`, ta được điểm `Q(1; -1)` thuộc đồ thị của hàm số `y = -2x +1`
Khi đó đồ thị của hàm số `y = -2x + 1` là đường thẳng đi qua hai điểm `P(0;2) , Q(1;-1)`