1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
- Cho A(x),B(x) là hai biểu thức của biến x. Khi cần tìm x sao cho A(x)=B(x) thì ta nói A(x)=B(x) là một phương trình với ẩn x,A(x) là vế trái, B(x) là vế phải của phương trình.
VD: Cho phương trình 2x-5=4-x
Kiểm tra xem x=3 và x=-2 có là nghiệm của phương trình đã cho không?
Giải
Với x=3, thay vào hai vế của phương trình ta có: 2.3-5=4-3 (đều bằng 1).
Do đó, x=3 là một nghiệm của phương trình đã cho.
Với x=-1, thay vào hai vế của phương trình ta có: 2.(-1)-5 ≠4-(-1)
Do đó, x=-2 không là nghiệm của phương trình đã cho.
2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
- Phương trình dạng ax+b=0 với a,b là hai số đã cho và a≠0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn số là x)
VD: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?
a)2x-5=0;b)x2-3=1;c)0x=2;d)7x=1
Giải
Các phương trinh a)2x-5=0;d)7x=1 là phương trình bậc nhất một ẩn.
3. CÁCH GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
- Phương trình ax+b=0(a≠0) được giải như sau:
ax+b=0
ax=-b (chuyển b sang vế phải và đổi dấu)
x=-ba (chia cả 2 vế cho a)
VD: Giải phương trình 2x-2=x+4.
Giải
Ta có: 2x-2=x+4
2x-x=4+2 ← Chuyển các số hạng chứa x sang một vế;
các hằng số sang vế còn lại
x=6
Vậy x=6 là nghiệm của phương trình.
4. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
- Bằng cách chuyển vế và nhân cả hai vế của phương trình với một số khác 0, ta có thể đưa một số phương trình ẩn x về phương trình dạng ax+b=0 và do đó có thể giải được chúng.
VD: giải phương trình 5x-(7-2x)=14
Giải
5x-(7-2x)=14
5x-7+2x=14 (bỏ dấu ngoặc)
5x+2x=14+7 (chuyển vế)
7x=21 (chia hai vế cho 7)
x=3
Vậy phương trình có nghiệm x=3
5. GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
- Bước 1: Lập phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện cho ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết:
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
- Bước 2: Giải phương trình.
- Bước 3: Kiểm tra xem nghiệm có thỏa mãn điều kiện của ẩn hay không rồi kết luận.
VD: Năm nay tuổi của mẹ gấp ba lần tuổi của Lâm. Biết rằng 5 năm sau tổng số tuổi của mẹ và Lâm là 66 tuổi. Hỏi năm nay Lâm bao nhiêu tuổi?
Giải
Gọi tuổi của Lâm năm nay là x (tuổi). Điều kiện: x∈N∗
Tuổi của mẹ năm nay là: 3x (tuổi)
Tuổi của Lâm 5 năm sau là x+5 (tuổi)
Tuổi của mẹ 5 năm sau là: 3x+5 (tuổi)
Vì 5 năm sau tổng số tuổi của mẹ và Lâm là 66 tuổi, nên ta có phương trình:
x+5+3x+5=66
4x+10=66
4x=56
x=14
Ta có: x=14 thỏa mãn điều kiện x∈N∗
Vậy năm nay Lâm 14 tuổi.