1. HÌNH THANG VÀ HÌNH THANG CÂN
- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. Hai cạnh song song được gọi là hai đáy, hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên của hình thang.

Nhận xét: Hình vẽ trên là hình thang ABCD với AB//CD. Ta có:
- Các đoạn thẳng AB,CD gọi là các cạnh đáy (hoặc đáy).
- Nếu AB<CD thì AB là đáy nhỏ, CD là đáy lớn.
- Các đoạn thẳng AD,BC là các cạnh bên
- AH là đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng CD, đoạn thẳng AH gọi là đường cao của hình thang.
- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Nhận xét: Hình vẽ trên là hình thang cân ABCD có ˆA=ˆB;ˆC=ˆD
VD: Tìm các góc chưa biết của hình thang ABCD có hai đáy là AB và CD trong các trường hợp sau:
a) ˆA=90o và ˆB=40o
b) ˆC=ˆD=80o
Giải
a) Hình thang ABCD (AB // CD) có ˆA=90o nên là hình thang vuông. Suy ra ˆD=ˆA=90o và ˆC=180o-80o=100o
b) Hình thang ABCD (AB // CD) có ˆC=ˆD=80o nên là hình thang cân.
Suy ra ˆA=ˆB=180o-80o=100o
2. TÍNH CHẤT CỦA HÌNH THANG CÂN
- Trong hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau;
- Hai đường chéo bằng nhau.
VD: Tìm các đoạn thẳng bằng nhau có trên hình thang cân EFHG (EF // HG) trong hình vẽ.

Giải
Hình thang cân EFHG có hai đáy là EF và HG nên có:
- Hai cạnh bên bằng nhau: EG=FH
- Hai đường chéo bằng nhau: EH=FG
3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÌNH THANG CÂN
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
VD: Cho hình thang ABCD (AB // CD) có ^ACD = ^BDC. Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.

Giải
Hình thang ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I.
Vì AB // CD nên ^BAC = ^ACD, ^ABD = ^BDC ( các cặp góc so le trong).
Mặt khác, ^ACD = ^BDC. Suy ra ^BAC = ^ACD = ^BDC = ^ABD
Từ đó, tam giác ICD và tam giác IAB cùng cân tại I.
Vậy IC=ID, IA=IB, suy ra AC=IA+IC=IB+ID=BD
Theo định lí 3, hình thang ABCD là hình thang cân.